Mang đầy đủ đặc tính của một bong bóng kinh tế, việc Bitcoin tăng giá phi mã trong năm 2017 đã khiến nhiều nhà phân tích cho rằng thị trường này sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian.
Liệu các ngân hàng trung ương có nên phát hành tiền ảo?
- Cập nhật : 19/09/2017
Đây là đề xuất mới từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tổ chức được thành lập bởi một nhóm các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu
Đây là đề xuất mới từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tổ chức được thành lập bởi một nhóm các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầuNguồn ảnh: hothardware.com
Trong bản đánh giá hàng quý mới nhất, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho rằng trong thời gian tới các ngân hàng trung ương có thể sẽ cần phải phát hành tiền ảo. BIS nhận định: "Nhu cầu này là rất cấp thiết ở các nước mà việc sử dụng tiền mặt đã giảm mạnh như Thụy Điển. Rồi sẽ đến lúc mà tất cả các ngân hàng trung ương cần phải quyết định xem có nên phát hành phát hành các loại tiền ảo hay không, tùy theo hoàn cảnh riêng của họ".
Báo cáo của BIS định nghĩa tiền ảo do ngân hàng trung ương phát hành là "một dạng tiền điện tử của ngân hàng trung ương, có thể được trao đổi một cách phi tập trung theo phương thức ngang hàng (p2p), nghĩa là các giao dịch xảy ra trực tiếp giữa người trả tiền và người nhận tiền mà không cần một trung tâmthanh toán trung gian".
Theo báo cáo này, có 2 động lực chính dẫn tới sự cần thiết của tiền ảo: bảo đảm sự ẩn danh của người dùng, và tính hiệu quả đối với các tổ chức.
Các loại tiền ảo (còn gọi là tiền mật mã) như bitcoin không cần bên thứ ba để xác thực các giao dịch, có hiệu lực ngay lập tức, và không thể huỷ ngang do đặc tính của công nghệ chuỗi khối (blockchain).
Báo cáo của BIS được đưa ra giữa lúc các nhà chức trách nhiều nước vẫn đang còn chia rẽ về việc nên chính thức công nhận tiền ảo là tiền tệ hay hàng hóa, và liệu có nên công nhận tính hợp pháp của loại tiền này.
Các ngân hàng trung ương của Nga, Singapore và một số nước khác đã công bố việc thử nghiệm tiền ảo, trong khi một số nhà nghiên cứu đã đưa ra ý tưởng về các token (phỉnh) do ngân hàng trung ương phát hành như Fedcoin. BIS cũng chỉ ra rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn chưa đứng ra ủng hộ Fedcoin, và cho tới nay chưa có ngân hàng trung ương nào chính thức ra mắt một loại tiền ảo, dù là dưới dạng bán lẻ hoặc bán buôn.
Tuy nhiên, đà tăng giá theo cấp số mũ của bitcoin từ mức vài xu hồi cách đây 7 năm đến mức khoảng 4.000 USD gần đây đã gây sự chú ý của Phố Wall và các nhà kinh tế.
Vào cuối tháng 7, chiến lược gia hàng hóa và phái sinh của ngân hàng Bank of America là ông Francisco Blanch nhận định rằng bitcoin vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức để trở thành một đồng tiền được chấp nhận toàn cầu. "Có một rào cản quan trọng" là liệu các tổ chức tài chính lớn có chấp nhận tiền ảo là tài sản đảm bảo hay không, Blanch cho biết.
Có một điều chắc chắn là các ngân hàng trung ương sẽ cực kì thận trọng khi bước vào thế giới tiền ảo. Các loại tiền ảo nổi bật nhất hiện nay như bitcoin và ethereum đều có độ biến động giá cả rất cao và thường xuyên là đích ngắm của các tin tặc.
Báo cáo của BIS cho biết thêm: "Một số loại rủi ro hiện rất khó đánh giá. Chẳng hạn, hiện nay rất khó mà bàn về sự bền vững của các loại tiền ảo do các ngân hàng trung ương phát hành".
Bá Ước
Theo Nhipcaudautu.vn