Không điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng nhưng điều chỉnh biên độ. Bản chất cũng là điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh của NHNN quá e dè, không quyết đoán. Nếu không quyết đoán, kỳ vọng phá giá tiếp tục nảy sinh. Điều này rất nguy hại cho nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức có thể gây bất ổn về giá trong năm 2016
- Cập nhật : 20/10/2015
(Tin kinh te)
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý III/2015 do Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội - chỉ ra chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức cùng mức tỷ giá kém cạnh tranh có thể đang tích lũy những rủi ro gây bất ổn về giá trong ngắn hạn.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng chậm trong 9 tháng, thậm chí giảm trong tháng 9/2015. Báo cáo lưu ý là theo chu kỳ hàng năm, tháng 9/2015 là thời điểm mặt bằng giá chịu nhiều áp lực tăng ở nhóm mặt hàng giáo dục do bắt đầu năm học mới.
Tuy nhiên, 2 nhóm mặt hàng năng lượng và lương thực giảm giá,vốn đóng góp tỷ trọng số xấp xỉ 17% trong số hàng hóa CPI, là tác nhân chính dẫn tới hiện tượng bất thường trong năm 2015. Một số thị trường mới nổi do tác động của giá hàng hóa và năng lượng, ví dụ Thái Lan (-1,07%), Trung Quốc(2%), Singapore (-0,8%), Phillipines (0,4%), Malaysia (3,1%).
Giá năng lượng suy giảm đã tác động mạnh đến mặt bằng giá ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các dự báo về giá năng lượng cho năm 2016-2017 đều thuận lợi cho việc giữ ổn định mặt bằng giá trong nước.
Thị trường xuất khẩu gạo khó khăn do dư cung trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt mở bán kho gạo dự trữ của Thái Lan, dẫn đến giá lương thực trong tháng 9 giảm 2,23% so với đầu năm.
Những yếu tố của phía cung chỉ báo xu hướng lạm phát thấp trong 1 hoặc 2 quý tiếp theo dù mặt bằng giá có thể chịu áp lực vào thời điểm Tết Nguyên đán.
VEPR cho rằng, tốc độ tăng cung tiền đang vượt xa GDP danh nghĩa sẽ tạo rủi ro cho mặt bằng giá năm 2016. Chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức cùng mức tỷ giá kém cạnh tranh có thể đang tích lũy những rủi ro gây bất ổn về giá trong ngắn hạn.
Trong quý III/2015, NHNN đã tăng tỷ giá thêm 1% và điều chỉnh biên độ giao dịch từ 1% lên 3%. VEPR cho rằng mặc dù đã điều chỉnh vượt mức biên độ điều chỉnh 2% cam kết trong năm 2015, giá trị danh nghĩa của đồng nội tệ so với USD vẫn cao hơn đáng kể so với kỳ vọng thị trường.
Nhu cầu tín dụng tăng nhanh trong 9 tháng đầu năm 2015. Tính đến tháng 9, tổng dư nợ tín tụng tăng 10,78% so với đầu năm, cao hơn nhiều so với tốc độ 7% cùng kỳ 2014.
Theo Vinanet