tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Triển vọng u ám của ngành sợi polyester châu Á

  • Cập nhật : 31/03/2016

(Tin kinh te)

Giá sợi polyester tại châu Á đã giảm tới 30% so với đầu năm ngoái, trong bối cảnh nguồn cung dư thừa từ Trung Quốc và dầu thô đi xuống.

Polyester là một loại sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, không khí, nước và dầu mỏ. Nhờ ưu thế so với các loại vải truyền thống như cotton, và chi phí rẻ nhất so với các loại sợi đối thủ khác, polyester được ứng dụng trong nhiều ngành như quần áo, nội thất, vải công nghiệp, máy tính, băng ghi âm và vật liệu cách điện.

Theo số liệu từ hãng nghiên cứu IHS, polyester là loại sợi tổng hợp được sử dụng phổ biến nhất thế giới. 10 năm gần đây, thị trường sợi polyester toàn cầu đã tăng trưởng trung bình 6% mỗi năm.

Tuy nhiên, từ nửa cuối những năm 2000, tốc độ tiêu thụ đã chậm lại, một phần do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009. Cơ cấu đóng góp của các nước vào lượng tiêu thụ toàn cầu cũng có sự thay đổi. Những trường hợp khó khăn, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản như Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ tại Việt Nam không phải là trường hợp hiếm.20 năm trước, Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản tiêu thụ khoảng 36% sợi polyester trên thế giới. Tuy nhiên, đến năm 2007, con số này chỉ còn 11%. Sang năm 2012, dù lượng tiêu thụ PET (dạng phổ biến nhất của polyester) vẫn giữ nguyên, tỷ trọng tiêu thụ của cả 3 nền kinh tế này đã rơi xuống dưới 8%. Kể cả khi lượng tiêu thụ được dự báo tăng trưởng 1-2% mỗi năm trong 5 năm tới, thị phần của những khu vực này tổng cộng có thể chỉ còn 6% năm 2018.

co cau tieu thu soi polyester cua cac nuoc tren the gioi. nguon: ihs

Cơ cấu tiêu thụ sợi polyester của các nước trên thế giới. Nguồn: IHS

Giữ vị trí số một về tiêu thụ là Trung Quốc. Năm 2013, nước này sử dụng khoảng 64% sợi polyester trên thế giới, chủ yếu ứng dụng trong dệt may. Trung Quốc dùng polyester để dệt vải, nhuộm, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó xuất khẩu lượng lớn thành phẩm, như quần áo, rèm cửa và đồ giường ngủ ra khắp thế giới. Từ năm 2004, họ xuất khẩu đặc biệt mạnh các sản phẩm dệt may. Bị đe dọa bởi lượng lớn hàng giá rẻ nhập khẩu vào thị trường, nhiều doanh nghiệp tại các nước phát triển đã phải tái cấu trúc.

IHS cho rằng các đang nước phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, đã kiếm lời khá từ việc sản xuất sợi polyester trong thời điểm này. Công suất sản xuất của Trung Quốc đã tăng với tốc độ trung bình 20% một năm trong 20 năm qua. Phần lớn sản phẩm được tiêu thụ trong nước (khoảng 96% với năm 2012). Trước năm 2006, Trung Quốc còn là nước nhập khẩu ròng sợi polyester, nhưng giờ đã xuất khẩu ròng.Tuy nhiên, ngành sản xuất sợi polyester đang gặp khó thời gian gần đây. Từ giữa năm 2014, khi giá dầu thô lao dốc, giá sợi polyester cũng giảm theo. Đến đầu năm nay, giá sợi polyester tại châu Á đã giảm tới 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh nguồn cung dư thừa từ Trung Quốc và dầu thô đi xuống.

soi polyester co kha nhieu uu diem so voi soi cotton. anh: mast group

Sợi Polyester có khá nhiều ưu điểm so với sợi cotton. Ảnh: Mast Group

Hồi tháng 2, giá sợi polyester (chiếm 60% thị phần sợi tổng hợp) chỉ vào khoảng 1,07 USD mỗi kg. Con số này thấp hơn 5,3% so với tháng trước và xuống gần đáy 13 năm. Purified Terephthalic Acid (PTA) - một nguyên liệu thô dùng trong sản xuất sợi polyester đã mất giá 30% so với năm ngoái, xuống 550 USD một tấn, do giá dầu thô lao dốc.

Một nguyên nhân khác là tại Trung Quốc, nguồn cung polyester đang vượt nhu cầu tới 40%. Năm 2012, sản lượng sợi hóa học của nước này là 48 triệu tấn, tăng 12% so với năm 2014 và là lần đầu tiên trong 3 năm tăng với tốc độ 2 chữ số, Hiệp hội Sợi hóa học Nhật Bản cho biết.

Các hãng sản xuất sợi tổng hợp của Trung Quốc cũng đang thua lỗ. Nhiều công ty được cho là phải thải loại thiết bị cũ và chuẩn bị cho các thương vụ sáp nhập.

Thị trường Nhật Bản cũng có thể bị ảnh hưởng. Dù vậy, nhiều người cho rằng tác động này là khá nhỏ. Một số loại sợi được đàm phán giá theo quý có thể chịu ảnh hưởng từ tháng 4, tùy thuộc giá nguyên liệu thô. Và nếu dầu thô tiếp tục lao dốc, giá sợi sẽ còn rẻ đi nữa.  


Hà Thu
 (theo IHS/Nikkei/VNexpress)

Trở về

Bài cùng chuyên mục