Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn ngành tháng Sáu tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngành khai khoáng giảm 6,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 10,8%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,6%.
Sự suy thoái của ngành công nghiệp thời trang Second hand
- Cập nhật : 28/06/2016
Trước đây, ngành công nghiệp này là một mối đe dọa ảnh hưởng đến thị trường dệt may. Tuy nhiên, giá dầu giảm và sự đi xuống của nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc đã khiến giá một số sản phẩm mới thậm chí rẻ hơn hàng second hand.
Hàng tháng, nhiều container chở hàng nghìn tấn quần áo cũ cập cảng miền Tây Ấn và chúng được phân loại ra theo từng loại, từ đồ lót đến quần áo năm nữ hay áo lông, áo khoác...
Có thể nói, các bến cảng miền Tây Ấn Độ là một trung tâm trong thị trường mua bán quần áo second hand. Theo đó, các tiểu thương mua quần áo cũ vứt đi từ những nước giàu và tân trang bán lại cho các thị trường đang phát triển.
“Tôi không hiểu tại sao những người đó lại vứt những bộ quần áo còn mặc được như thế. Có thể họ không có thời gian để giặt chúng chăng”, một phụ nữ trong nhà máy phân loại quần áo cũ cho hay.
Trên thực tế, sự trỗi dậy của ngành thời trang “ăn liền”, theo đó các nhà sản xuất nhái mẫu thiết kế của những hãng lớn và thuê ngoài sản xuất với giá rẻ đã góp phần tạo nên thị trường tái chế quần áo second hand. Lợi thế về kiểu dáng đẹp, thay đổi mốt nhanh chóng và giá rẻ đã thúc đẩy doanh số của những thương hiệu trong ngành này như H&M hay Zara.
Tuy nhiên, việc các sản phẩm thời trang ăn liền này tràn ngập thị trường với giá rẻ đã làm gia tăng số lượng quần áo thải ra, đặc biệt là ở những nước phát triển. Những sản phẩm này có thể được tái chế để bán lại ở những thị trường đang phát triển hoặc được nghiền thành nguyên liệu cho các mặt hàng khác như ruột gối hay vỏ chăn.
<div imscurrenteditoreditobject"="" type="Photo">
Đối với một số nhà bán lẻ quần áo, thị trường này là một vòng tròn khép kín trong sản xuất nhằm giảm thiểu rác thải cũng như cung cấp công ăn việc làm và nguồn quần áo giá rẻ cho người nghèo.
Thậm chí, một số nhà bán lẻ như H&M cũng đã tham gia thị trường bằng cách tổ chức thu thập những quần áo cũ của hãng để đưa vào tái chế. Kể từ khi H&M thực hiện thu thập những lô quần áo hỏng và cũ tại các đại lý của hãng từ năm 2013, công ty này đã tái chế được hơn 20.000 tấn quần áo.
Theo giám đốc Jaideep Sajdeh của Texool, một công ty tái chế quần áo cũ nhận định những người tiêu dùng Mỹ thải loại ngày càng nhiều quần áo cũ khi họ có lựa chọn rẻ và hợp thời trang hơn.
Dẫu vậy, một số chuyên gia lo ngại rằng nguồn cung ngày càng tăng của quần áo second hand sẽ khiến ngành dệt may bị ảnh hưởng.
Ví dụ tại Ấn Độ, nước này cho phép các công ty nhập khẩu quần áo cũ để tái chế và xuất khẩu, nhưng cấm họ bán sản phẩm trong nước.
Bất chấp những lệnh cấm này, dòng quần áo cũ vẫn đổ về các trung tâm tái chế như vùng Kandla-Ấn Độ để bán sang các thị trường đang phát triển. Chúng được quyên góp ở những nước Phương Tây rồi được bán lại cho các công ty môi giới thông qua những chương trình từ thiện.
Việc phân loại và tái chế quần áo cũ trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, một số công ty sẽ trả tiền cho các nhà máy phân loại để được quyền “rà soát” chồng quần áo cũ. Những chồng quần áo này sẽ được các công nhân rà soát, tìm kiếm xem còn thứ đồ gì lẫn trong đó hay không, như đồng hồ, tiền xu hay thậm chí là cả súng lục.
Những công nhân này sau đó tiếp tục phân loại đống quần áo này thành 200 loại khác nhau tùy theo đặc điểm để có thể bán lại. Một số công ty thậm chí còn đào tạo công nhân để phân loại các loại quần áo hàng hiệu hay đang được săn lùng trên thị trường, như Giorgio Armani, Hermes hay Prada.
Rất nhiều quần áo cũ thải loại từ Phương Tây mới chỉ được dùng 2-3 lần bởi phong cách thời trang tại đây thay đổi liên tục và người tiêu dùng dễ chán với phong cách cũ.
Quá trình phân loại của công nhân cũng không đơn giản khi họ đầu tiên phải thải loại những chiến quần áo bị ố màu, bị rách hay bị hỏng hoàn toàn không thể mặc lại. Sau đó, những chiếc quần áo này được đo cẩn thận bởi kích cỡ người Phương Tây khá to. Nếu quần áo có kích cỡ quá khổ, chúng cũng bị thải loại vì không bán được. Thông thường, một chiếc quần nam rộng hơn 40 inch hay quần nữ rộng hơn 32 inch sẽ bị thải loại.
Tại Ấn Độ, có đến 90% số quần áo tái chế được xuất đi Châu Phi và rõ ràng là khổ người da đen không to đến mức như vậy.
Thông thường, một lô hàng chỉ có 30% quần áo là có thể bán lại được. Phần còn lại được đem đi cắt làm nguyên liệu. Riêng các bộ phận nút áo, dây kéo và khóa được tách riêng để bán.
Những quần áo cũ này sẽ bị nghiền thành sợi để làm ruột gối hay vỏ chăn. Thông thường, chất lượng sợi làm từ nguyên liệu quần áo cũ khá kém nên những sản phẩm quần áo làm từ nguyên liệu này cũng không có chất lượng tốt. Tuy nhiên, nhiều nhà máy vẫn nhập chúng để sản xuất các sản phẩm giá rẻ.
Trước đây, ngành công nghiệp này là một mối đe dọa ảnh hưởng đến thị trường dệt may. Tuy nhiên, giá dầu giảm và sự đi xuống của nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc đã khiến giá một số sản phẩm mới thậm chí rẻ hơn hàng second hand.
Hiện tượng này khiến lượng quần áo cũ tại các trung tâm tái chế như Kandla bị tồn kho ngày càng nhiều. Hiện nhiều công ty thậm chí đã rời khỏi ngành công nghiệp này trước thực trạng lợi nhuận bị giảm sút do chi phí làm quần áo mới hiện ngày càng thấp.
Theo Trí Thức Trẻ/CafeF