tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Rà soát quy hoạch hạ tầng giao thông là việc làm bắt buộc

  • Cập nhật : 09/09/2015

(Tin kinh te)

Việc phát triển hạ tầng giao thông là cần thiết nhưng đầu tư phải có trọng tâm để phát huy hiệu quả.

"Để phát triển hạ tầng giao thông trước tiên chúng ta phải tổng rà soát lại quy hoạch. Trước đây có nhiều nước đã giúp Việt Nam trong vấn đề trên, tuy nhiên đến nay chúng ta vẫn chưa có một quy hoạch cụ thể" - GS T.S Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, đặt vấn đề tại hội thảo “Vốn để phát triển hạ tầng giao thông  - nhu cầu và giải pháp”, diễn ra ngày 7-9.

Lãng quên đường sông, đường sắt

Cũng theo GS. Khuê, hệ thống giao thông Việt Nam hiện nay mất cân đối, không đồng bộ. một hệ thống mà đường sông, đường sắt hầu như bị lãng quên.

"Dự án đường sông mở rộng luồng qua yết hầu Chợ Gạo - Tiền Giang dù biết là cấp thiết và đưa vào kế hoạch hàng chục năm nhưng vẫn dậm chân tại chỗ. Tàu bè ùn ứ hàng trăm chiếc, ken kín mặt sông, hàng hóa từ miền Tây về TP.HCM chỉ biết dồn lên đường bộ mà gây ra quá tải. Trong khi đường sắt mấy chục năm không làm mới thêm được 1km nào và không một mét đường sắt nào được đưa vào kinh doanh thương mại...".

 ts.luu bich ho, nguyen vien truong vien chien luoc phat trien (bo kh&dt) phat bieu tai hoi thao. anh: viet long

 TS.Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng viện chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: VIẾT LONG

Từ thực trạng trên, GS. Khuê cho rằng cần phân công các chuyên ngành vận tải vào đúng chức năng, nhiệm vụ trong mô hình tổng thể, tận dụng ưu thế của từng loại hình vận tải và hạn chế các nhược điểm.

Quy hoach xong mới tính vốn

Đồng quan điểm trên, TS.Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT), cho rằng việc đầu tư hạ tầng giao thông phải có trọng tâm: "Trước tiên chúng ta phải bày binh bố trận, nên đầu tư vào đâu sau đó mới tính đến chuyện bỏ vốn…. Bất cập có thể thấy qua việc đầu tư đường Hồ Chí Minh thay vì bỏ vốn mở rộng quốc lộ 1A, hoặc mở rộng quốc lộ nhưng lại không chú trọng mở rộng các đoạn đường rẽ qua Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng; cảng biển đầu tư dàn trải không chú trọng phát triển cảng trung tâm…"- TS. Hồ bày tỏ quan điểm.

 

Một vấn đề khác của giao thông được ông Hồ đặt ra là việc quản trị trong ngành giao thông, tiến độ chậm, vốn đội lên nhiều. “Chúng ta hay đỗ lỗi cho Tổng thầu Trung Quốc, nhưng họ chỉ là đơn vị làm thuê, chúng ta làm chủ tại sao không quản lý được", ông nói.

Cần có Luật PPP tạo thuận lợi cho DN nước ngoài.

Phát triển hạ tầng giao thông rõ ràng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế hình thành trong khi hạ tầng giao thông còn yếu, nguồn vốn trái phiếu Chính  phủ hạn chế  nên việc phát triển theo hình thức PPP  là hết sức quan trọng.

Tuy vậy, cần xây dựng các chính sách để hạn chế tham nhũng, công khai minh bạch để không vấp phải vết xe đổ tại các nước.

 du an duong cao toc dau giay - phan thiet duoc chinh phu cho phep ap dung thi diem dau tu theo hinh thuc ppp 

 Dự án Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm đầu tư theo hình thức PPP 

Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng, Trưởng ban quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư (Bộ GTVT), cho rằng các văn bản quy phạm pháp luật quy định PPP mới ở mức Nghị định (Chỉnh phủ), nên hành lang pháp lý vẫn phù thuộc vào Luật chuyên ngành trong suốt vòng đời một dự án PPP (Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm). Vì vậy,  PPP ra đời nhưng phía nhà nước và tư nhân còn gặp nhiều khó khăn như quy trình, giám sát, nghiệm thu, đảm bảo đầu tư... Việc chỉ dừng lại ở Nghị định nên tính ổn định của chính sách không cao, bởi vậy các nhà đầu tư nước ngoài rất quan ngại khi đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy cần có Luật PPP.

(Theo phapluattp)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục