tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Nikkei: Itochu muốn biến Việt Nam thành trung tâm xuất khẩu hàng dệt may

  • Cập nhật : 05/04/2018

Itochu đã chi khoảng 5 tỉ yen (46,9 triệu USD) để nâng cổ phần của mình tại Vinatex từ 5% lên 15%, trở thành cổ đông lớn thứ hai của hãng.

nikkei: itochu muon bien viet nam thanh trung tam xuat khau hang det may

Nikkei: Itochu muốn biến Việt Nam thành trung tâm xuất khẩu hàng dệt may

Itochu, tập đoàn thương mại Nhật Bản, đã gia tăng sở hữu thêm 10% tại Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex). Theo Nikkei, công ty Nhật Bản muốn biến Việt Nam trở thành một trung tâm xuất khẩu dệt may của châu Âu do chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc.

Itochu đã chi khoảng 5 tỉ yen (46,9 triệu USD) để nâng cổ phần của mình tại từ 5% lên gần 15%, trở thành cổ đông lớn thứ hai sau chính phủ Việt Nam. Trước đó, công ty đã sở hữu 5% lợi ích tại VGT, mua vào năm 2015. Theo Nikkei, đây là điều rất mới bởi hiếm khi một công ty nước ngoài sở hữu hơn 10% doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.

Vinatex điều hành khoảng 200 nhà máy may tại Việt Nam. Trong 3 năm qua, Vinatex đã đầu tư gần 200 triệu USD để bổ sung cơ sở vật chất sản xuất sợi và vải sợi. Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Vinatex có đầy đủ các thành phần cần thiết để tạo thành chuỗi giá trị hoàn chỉnh bao gồm kéo sợi, dệt - nhuộm vải, may và khâu nghiên cứu đào tạo, làm nền tảng để Tập đoàn tiến từ gia công thuần túy CMT lên sản xuất xuất khẩu ODM. BVSC nhận định đây cũng là điều kiện cơ bản để hưởng thuế suất ưu đãi theo các hiệp định tự do thương mại.

Nikkei: Itochu muon bien Viet Nam thanh trung tam xuat khau hang det may

 

Kể từ năm 2015, Itochu đã hợp tác với Vinatex sản xuất áo sơ mi và quần áo chức năng cho thời tiết lạnh. Công ty Nhật Bản dự kiến sẽ đẩy mạnh sản xuất hàng may mặc hiệu suất cao tại Việt Nam và xuất khẩu sản phẩm sang Nhật, Châu Âu và Mỹ. Itochu có thể đề nghị Vinatex sản xuất các sản phẩm như đồ thể thao thông qua hợp tác với các nhà sản xuất nguyên liệu.

 

Nikkei cũng tiết lộ Itochu xuất khẩu một lượng hàng may mặc từ Việt Nam trị giá trên 60 tỷ Yên (12.840 tỷ đồng) mỗi năm, trong đó một nửa do Vinatex sản xuất. Công ty có mục đích tăng sản xuất gia công và tăng xuất khẩu lên 100 tỉ yên vào năm 2021.

Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu và cũng tham gia vào Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ cho Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), làm cho nước ta trở thành một trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc, nơi chi phí nhân công leo thang.

 

Theo Nhipcaudautu.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục