tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Lỗ tỷ giá không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp vận tải biển và xi măng?

  • Cập nhật : 12/09/2015

(Tin kinh te)

Đây là quan điểm được Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra trong báo cáo nhận định triển vọng TTCK tháng 9/2015.

lo ty gia khong anh huong nhieu den doanh nghiep van tai bien va xi mang?

Lỗ tỷ giá không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp vận tải biển và xi măng?

Trong quý 3 và quý 4, một số doanh nghiệp vận tải biển với số dự nợ vay ngoại tệ lớn sẽ phải đối mặt với nguy cơ lỗ tỷ giá ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

 

Đồng thời trước khả năng VND tiếp tục mất giá so với USD, chi phí sử dụng vốn của các doanh nghiệp (DN) không rẻ hơn so với vay VND, làm giảm lợi thế vốn có của họ. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá này chỉ phản ánh quá trình đánh giá lại các khoản công nợ bằng đồng ngoại tệ (ở đây là USD) của các doanh nghiệp và không hoàn toàn tác động đến khả năng chi trả hiện tại của doanh nghiệp.

 

Nhìn vào hiện tại và triển vọng trung hạn, hai doanh nghiệp PVT và GSPcó khá nhiều triển vọng lạc quan. Trong đó, PVT với vị thế là doanh nghiệp độc quyền vận tải dầu thô ở Việt Nam đang hưởng lợi từ việc nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng cường nhập dầu thô giá rẻ. PVT cũng vừa đưa tàu FSO Đại Hùng Queen đi vào hoạt động từ tháng Năm. Do biên lợi nhuận của mảng FSO tốt hơn hẳn mảng vận tải (30% so với 12%), tàu FSO Đại Hùng Queen sẽ hỗ trợ tích cực cho kết quả kinh doanh (KQKD) của PVT hai quý cuối năm.

Hơn nữa, từ năm 2015, PVT đã có thêm nguồn thu từ vận chuyển than cho nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng với sản lượng vận tải khoảng 1 triệu tấn (so với 500.000 tấn năm 2014). Tuy có thể phải gánh chịu khoản lỗ đáng kể do chênh lệch tỷ giá, nguồn thu ngoại tệ lớn từ cho thuê tàu sẽ hạn chế tác động của tỷ giá đến khả năng thanh toán của PVT.

Việc nhà máy Dung Quất hoạt động liên tục và không dừng bảo dưỡng cũng sẽ giúp GSP, doanh nghiệp độc quyền trong mảng vận tải khí LPG ở Việt Nam (90% sản lượng LPG vận chuyển bằng đường biển) gia tăng sản lượng vận chuyển trong năm 2015. Đồng thời, do hai tàu Hồng Hà và Việt Gas đã hết khấu hao, biên lợi nhuận gộp trong mảng vận tải đã tăng lên đáng kể so với năm trước. VDSC ước tính lợi nhuận sau thuế (LNST) hợp nhất năm 2015 của GSP sẽ đạt khoảng 55 tỷ đồng (+70%). Nhờ tỷ lệ đòn bẩy thấp và dư nợ gốc USD chỉ khoảng 30 tỷ nên rủi ro tỉ giá đối với GSP là không đáng kể.

Nhiều doanh nghiệp xi măng vẫn có lãi nhờ tỷ giá

Nếu hết quý 3, tỷ giá VND/USD đạt 22.500 đồng và tỷ giá EUR/USD là 1,15 EUR thì trong quý 3, hầu hết các doanh nghiệp xi măng lớn đều phải ghi nhận lỗ do đánh giá lại các khoản vay EUR.

Tuy nhiên, nếu hết năm tỷ giá VND/EUR giữ ở 25,425 đồng thì các doanh nghiệp như HT1, BCC, BTS và HOM vẫn có thể được ghi nhận lợi nhuận từ tỷ giá cho cả năm 2015.

 

 

Sáu tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp nói trên đều có sự tăng trưởng tích cực trong nhờ sự hồi phục của thị trường bất đông sản và hoạt động xây dựng. Tính đến hết tháng Tám, sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ước đạt 46,92 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ và hoàn thành 65% kế hoạch của Bộ Xây dựng. Trong đó, HT1 và BTS ghi nhận mức tăng trưởng sản lượng tốt nhất, lần lượt là 20% và 17%.

 

 

HT1 ước tính sản lượng tiêu thụ năm 2015 có thể tăng gần 17% so với 2014.

Do quý 3 là mùa mưa nên hoạt động xây dựng thường không sôi động như quý 2 hơn nhưng KQKD của các doanh nghiệp ngành xi măng. Quý 4 là mùa cao điểm của xây dựng nên đây cũng sẽ là điểm rơi doanh và lợi nhuận của ngành.

Nhìn chung, VDSC cho rằng biến động tỷ giá cả năm 2015 sẽ không ảnh hưởng trọng yếu đến KQKD của các công ty xi măng và tăng trưởng sản lượng tích cực sẽ có thể giúp hạn chế tác động của tỷ giá lên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngắn hạn.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục