Theo Nikkei, PMI lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã tăng từ mức 54,2 điểm của tháng 2 lên 54,6 điểm trong tháng 3, cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ liên quan đến hợp đồng tổng thầu (EPC) nhà máy đạm Ninh Bình 12.000 tỷ thua lỗ.
Theo đó, việc xử lý tồn tại của hợp đồng EPC dự án nhà máy đạm Ninh Bình thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu. Phó Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nghiên cứu, chỉ đạo Ban quản lý dự án Đạm Ninh Bình và chịu trách nhiệm xử lý dứt điểm các tồn tại về hợp đồng.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát tính pháp lý của hợp đồng EPC của dự án, bảo đảm tuân thủ các quy định về hợp đồng xây dựng, làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia, trách nhiệm của các cá nhân trong quá trình thực hiện.
Nhà máy đạm Ninh Bình12.000 tỷ tạm hoạt động trở lại từ đầu 2017 sau thời gian đắp chiếu
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, căn cứ vào kết quả giải quyết các nội dung tồn tại của hợp đồng, thực hiện quyết toán hợp đồng EPC. Đối với các nội dung công việc, gói thầu, hạng mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng, việc quyết toán thực hiện theo quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
“Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thu xếp vốn để thanh toán theo hợp đồng đã ký kết. Trường hợp vay vốn, chủ đầu tư cần có phương án vay, trả nợ hợp lý gửi các ngân hàng thương mại thẩm định, quyết định việc cho vay phù hợp với Luật tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật”, văn bản của Văn phòng Chính phủ nêu rõ.
Trước đó, trong kết luận thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Đạm Ninh Bình, Bộ Công Thương đã chỉ ra nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án này với nhà thầu Trung Quốc là Tổng công ty Thiết kế và Thầu khoán Hoàn Cầu.
Chẳng hạn, chủ đầu tư cấp than cho nhà thầu phục vụ chạy thử vượt so với hợp đồng EPC. Hợp đồng EPC còn có điểm bất lợi cho chủ đầu tư về trách nhiệm của nhà thầu khi vượt lượng than chạy thử.
“Đây là một trong số các nguyên nhân của việc chưa quyết toán được Hợp đồng EPC”, Bộ Công Thương lưu ý.
Đáng chú ý, nhà thầu EPC thi công chậm tiến độ so với Hợp đồng đã ký là 420 ngày. Điều này làm phát sinh chi phí, riêng số tiền lãi vay đã trả trong thời gian Hợp đồng EPC bị kéo dài là 527 tỷ đồng.
Hay, chủ đầu tư nhận bàn giao tạm thời nguyên trạng nhà máy từ Nhà thầu khi các thông số kỹ thuật “chưa đạt theo Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án và Hợp đồng EPC đã ký”.
Đến nay, sau hơn 4 năm vận hành thương mại nhưng chủ đầu tư và nhà thầu chưa tiến hành ký nghiệm thu bàn giao Dự án chính thức và vẫn đang trong quá trình tiếp tục đàm phán để xử lý các tồn tại của dự án.
Kết quả là sản xuất kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đạm Ninh Bình liên tục lỗ từ năm 2012 đến năm 2015.
Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi lỗ kế hoạch được đặt ra trong 3 năm đầu là 1.025 tỷ đồng. Trên thực tế, tổng lỗ lũy kế từ khi Nhà máy đi vào sản xuất năm 2012 đến 31/12/2014 là 1.719 tỷ đồng, vượt 694 tỷ đồng.
Cũng theo đó, từ năm thứ 4 trở đi nhà máy sẽ có lãi nhưng thực tế năm 2015 (năm thứ 4) công ty lỗ 364 tỷ đồng.
Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến những sai phạm, khuyết điểm; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Dự án Đạm Ninh Bình là 1 trong 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương.
L.Bằng
Theo Vietnamnet
Theo Nikkei, PMI lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã tăng từ mức 54,2 điểm của tháng 2 lên 54,6 điểm trong tháng 3, cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất.
Từ khi cổ phần hóa đến nay, doanh thu của Tổng công ty Thép Việt Nam giảm hơn 14.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại chuyển biến tích cực so với mức lỗ hàng trăm tỷ của các năm trước
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang đứng trước nhiều sức ép lớn khi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong ASEAN về 0% từ năm 2018.
Còn quá nhiều bất cập sau nhiều năm triển khai dự án mỏ sắt Thạch Khê, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Chính phủ chỉ đạo đánh giá lại hệ luỵ của dự án trước khi tái khởi động.
Trong 5 - 10 năm tới, sẽ chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của lĩnh vực hàng hải tại Việt Nam, trong đó, công nghiệp đóng tàu chiếm một vị trí quan trọng và được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.
Tại 2 dự án bauxite, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo phải chú trọng công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ chất thải, lắp đặt bổ sung hệ thống quan trắc, hoàn nguyên các khu vực đã khai thác…
Liên quan đến vụ việc vỡ đập chứa chất thải của Xí nghiệp Thiếc Suối Bắc, Sở TN&MT tỉnh Nghệ An đã rút giấy phép sử dụng trong 6 tháng và phạt4 công ty có sai phạm trên địa bàn gần 1 tỷ đồng.
Tại các nước Âu Mỹ, trang trại bò sữa organic đã phát triển và đóng góp một phần quan trọng trong nền nông nghiệp chế biến các sản phẩm hữu cơ từ thiên nhiên. Với sự kiện khánh thành trang trại bò sữa Vinamilk Organic Đà Lạt ngày 13/3, người tiêu dùng nay đã có cơ hội tiếp cận các sản phẩm sữa organic đạt chuẩn Quốc tế được sản xuất ngay tại Việt Nam.
Tại Hà Tĩnh, sau nhiều năm "chết yểu", cuối cùng dự án (DA) Nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi công suất giai đoạn một 250.000 tấn/năm, giai đoạn hai 500.000 tấn/năm vừa bị thu hồi giấy phép đầu tư.
Sản xuất công nghiệp và thương mại 8 tháng năm 2016 của Quảng Ninh tăng trưởng ổn định. Trong đó, sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 32,55%, lũy kế 8 tháng tăng 6,16% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản xuất, phân phối điện, hơi đốt… tăng cao nhất: 31,25%, tiếp đến là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 21,44%, công nghiệp khai khoáng chỉ tăng 2,77% so với cùng kỳ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự