tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Bộ Công Thương: Vào TPP, giảm thuế nhập khẩu không tác động lớn đến ngành Dược

  • Cập nhật : 12/10/2015

(Tin kinh te)

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng, khi Việt Nam vào TPP, việc xóa bỏ thuế không mang lại tác động lớn đến ngành dược.

bo cong thuong: vao tpp, giam thue nhap khau khong tac dong lon den nganh duoc

Bộ Công Thương: Vào TPP, giảm thuế nhập khẩu không tác động lớn đến ngành Dược


Giảm thuế nhập khẩu dược tốt cho người dân

Mới đây, công ty chứng khoán BSC công bố báo cáo vĩ mô "Đàm phán TPP và tác động đến các ngành". Theo BSC, khi TPP thông qua, các nhóm ngành Việt Nam được hưởng lợi như  Dệt may, Da giầy, Thuỷ sản, Gỗ, Phân phối ô tô, Khu công nghiệp, Cảng biển... Các nhóm ngành có thể sẽ gặp khó khăn là Mía đường, Dược, Nông sản.

Cụ thể, về dược, việc tham gia hiệp định TPP và các hiệp định thương mại khác sẽ làm tăng doanh số nhập khẩu thuốc của Việt Nam. Theo hiệp định TPP, thuế suất nhập khẩu sẽ giảm từ mức trung bình hiện nay khoảng 2,5% về 0%, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường dược phẩm. 

Đồng thời, TPP kéo dài thời gian bảo hộ đối với thuốc bản quyền, từ đó hạn chế khả năng tiếp cận và sản xuất các loại thuốc mới của doanh nghiệp nội.

Tại buổi gặp mặt cung cấp thông tin kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP hôm qua 9/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng việc xóa bỏ thuế không mang lại tác động lớn đến ngành dược. Từ trước đến nay đối với sản phẩm dược, các doanh nghiệp trong nước vốn đã chịu sự cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.Vì thực tế, nhà nước luôn duy trì thuế nhập khẩu thấp để người dân được tiếp cận với thuốc chữa bệnh giá thấp.  

"Kết quả đàm phán chưa được công bố nhưng tôi xin khẳng định, Việt Nam sẽ có các lộ trình để phát triển với yêu cầu cao đó, phù hợp với năng lực phát triển hiện nay. Sức ép một ngày nào đó sẽ đến, nhưng tôi tin rằng, ngành dược có đủ thời gian để chuẩn bị để ứng phó với quy định bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ", Thứ trưởng Khánh khẳng định.

Ngành ô tô sẽ được hưởng lợi

Đối với ngành phân phối ô tô, theo BSC, kim ngạch nhập khẩu ô tô từ Nhật và Mỹ chiếm khoảng 13% tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô của Việt Nam. Năm 2014, lượng xe oto nhập khẩu từ 2 thị trường này có tốc độ tăng trưởng mạnh lần lượt là 140% từ Mỹ và 90% từ Nhật. Các dòng xe của Nhật và Mỹ như Honda, Toyota, Ford chiếm khoảng 45% cơ cấu tiêu thụ toàn bộ thị trường.

Khi Việt Nam tham gia vào TPP, thuế suất nhập khẩu mặt hàng này dần về 0%, theo đó, đây là một trong những ngành hàng Việt Nam được hưởng lợi.

Về nhóm hàng này, theo thứ trưởng Khánh, khi TPP chính thức ký kết sẽ giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Tuy nhiên, mức giảm sẽ phụ thuộc vào từng chủng loại, dung tích xi lanh và sẽ có lộ trình khác nhau.

Thứ trưởng Khánh cho hay, việc đàm phán xuất xứ ô tô thời gian cuối đàm phán TPP diễn ra rất căng thẳng, khiến hội nghị có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các nước đều mong muốn đưa ra quy tắc xuất xứ phụ tùng và ô tô. Với quy tắc xuất xứ chặt chẽ như vậy, khả năng phụ tùng ô tô sẽ dịch chuyển từ ngoài và trong.

"Việt Nam là một thành viên trong TPP nên không ngoại trừ khả năng Việt Nam có cơ sở sản xuất phụ tùng ô tô. Điều đó phụ thuộc vào khả năng mức thuế, khi nào được công bố thì lúc đó chúng ta mới có thể phân tích kỹ càng hơn được", Thứ trưởng Khánh nhấn mạnh.


Kiều Linh - Huyền Thương
Theo Vinanet

Trở về

Bài cùng chuyên mục