tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Từ bông hoa Tulip đến cơ hội thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

  • Cập nhật : 30/09/2015

(Chung khoan)

Những tháng gần đây-nhất là sau khi nghị định 42 ngày 5/5/2015 ra đời-thuật ngữ Chứng khoán phái sinh được nhắc thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Tại sao bây giờ sản phẩm này lại được lựa chọn để làm một trong những mũi nhọn thúc đẩy thị trường chứng khoán thời gian tới?

 

Những tháng gần đây-nhất là sau khi nghị định 42 ngày 5/5/2015 ra đời-thuật ngữ Chứng khoán phái sinh được nhắc thường xuyên trên cácphương tiện truyền thông. Và, nỗ lực truyền thông cũng đã góp phần kích hoạt mong muốn đã manh nha hình thành từ lâu của nhà đầu tưtrên thị trường.

Chuyện bông hoa Tulip

Chúng tôi muốn kể câu chuyện này để nhà đầu tư hiểu rằng thị trường chứng khoán phái sinh không phải là cái gì mới, khó "nhằn" hay quá phức tạp mà đám đông không sử dụng được.

Bông hoa Tulip từng được bán với giá cao gấp 10 lần thu nhập hàng năm của một nghệ nhân từ những năm 1637. Đến 1936, bông hoa này trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 4 của Hà Lan.

Điều đáng nói là cùng với đặc thù mặt hàng này là thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 9, một thị trường giao dịch kỳ hạn xuất hiện giúp các giao dịch mặt hàng này thực hiện được trong các tháng còn lại của năm.

Kể chuyện này chỉ để thấy, thị trường chứng khoán phái sinh đã manh nha từ thời điểm đó. Nó xuất phát từ nhu cầu rất thật của nền kinh tế. Suy cho cùng, mọi công cụ sinh ra cũng là để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Vậy nên, đừng xem thị trường chứng khoán phái sinh là điều gì xa lạ lắm dù rằng nó chưa phổ biến lắm với nhà đầu tư.

Nhiều sản phẩm phái sinh đã từng xuất hiện ở Thị trường chứng khoán Việt

Nhu cầu sử dụng chứng khoán phái sinh-như chúng tôi đã ví dụ ở trên-là tất yếu trong giao dịch trong nền kinh tế. Có cung ắt có cầu.

Hồi năm 2010, thị trường Việt Nam xuất hiện sản phẩm của Công ty Vàng Thế giới. Sản phẩm này na ná giống hợp đồng tương lai trên chỉ số tại HoSE. Ngoài ra, tại Công ty chứng khoán VNDirect xuất hiện sản phẩm hợp đồng hợp tác đầu tư trên 20 cổ phiếu thanh khoản tại HoSE và HNX. Sản phẩm này có đặc tính giống Hợp đồng quyền chọn-một dạng của phái sinh.

Tuy nhiên, thời điểm đó, chưa có văn bản pháp lý nào quy định sản phẩm này nên sản phẩm vẫn tiềm ẩn khả năng gây ra những rủi ro khó lường cho Nhà đầu tư và thị trường. Chính bởi vậy, UBCKNN đã yêu cầu 2 đơn vị này ngừng các hoạt động liên quan.

Tại sao bây giờ?

Những tháng gần đây-nhất là sau khi nghị định 42 ngày 5/5/2015 ra đời-thuật ngữ Chứng khoán phái sinh được nhắc thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Tại sao bây giờ sản phẩm này lại được lựa chọn để làm một trong những mũi nhọn thúc đẩy thị trường chứng khoán thời gian tới?

Thứ nhất, sự phát triển các công cụ phái sinh-như chúng tôi đã lý luận ở trên-là một diễn tiến tất yếu trong quá trình phát triển của thị trường tài chính, nó phản ánh mức độ phát triển sâu hơn, rộng hơn của thị trường và cho thấy xu thế hội nhập quốc tế.

Thứ hai, công cụ phái sinh giúp đa dạng hóa các công cụ đầu tư hiện có đồng thời cung cấp công cụ giúp nhà đầu tư phòng vệ rủi ro

Thứ ba, khi thị trường chứng khoán phát triển sau một khoảng thời gian, hiểu biết của nhà đầu tư đã được nâng cao làm phát sinh nhu cầu giao dịch các sản phẩm mới. Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và một số hình thức khác đã được nhà đầu tư sử dụng bằng cách nào đó.

Điều quan trọng nữa là các điều kiện ban đầu cho việc hình thành thị trường chứng khoán phái sinh đã khá đầy đủ. Các công ty chứng khoán, quản lý quỹ, tổ chức tín dụng…muốn ham gia thị trường chứng khoán phái sinh phải được UBCKNN cấp giấy chứng nhận; cơ sở thanh toán bù trừ với nghĩa vụ của VSD…đều đã được vạch ra.

Một khi, cơ sở pháp lý ngăn ngừa rủi ro cho nhà đầu tư đã ra đời, thị trường chứng khoán phái sinh không có lý do gì để không hình thành.

Nếu không có gì thay đổi, năm 2016, nhà đầu tư chứng khoán sẽ được sử dụng các sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên dựa trên tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán, trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu...

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục