Nó làm tôi nhớ đến một câu nói của các nước Tây phương, đó là: “Của Ceasar trả lại Ceasar”, và trong trường hợp này có nghĩa là “cái gì của tư nhân thì trả lại cho tư nhân”.
Giới đầu tư bán tháo cổ phiếu trên toàn cầu
- Cập nhật : 29/09/2015
(Tin kinh te)
Thị trường bán tháo cổ phiếu sau báo cáo lợi nhuận đáng thất vọng của ngành công nghiệp tại Trung Quốc, dấy lên những lo ngại mới về sức khỏe kinh tế của nước này.
Tại Mỹ, các chỉ số chứng khoán cơ bản giảm ít nhất gần 2 % ngay sau khi Trung Quốc công bố số liệu cho thấy, lợi nhuận công nghiệp tháng 8 của Trung Quốc giảm 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh nhất kể từ năm 2011.
Cụ thể, chỉ số S&P 500 và Dow Jones lần lượt giảm 2,57% và 1,92%. Nasdaq cũng giảm 3% do cổ phiếu công nghệ sinh học lao dốc mạnh nhất 4 năm. Có khoảng 8,3 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ.
Lạm phát trì trệ và doanh số bán nhà cũ tại Mỹ bất ngờ giảm cũng là 2 yếu tố tác động mạnh đến tâm lý đầu tư vào các tài sản rủi ro như chứng khoán.
Điểm sáng duy nhất của kinh tế Mỹ là chi tiêu tiêu dùng tăng 0,4% trong tháng 8 - dấu hiệu tích cực đối với tăng trưởng kinh tế quý III/2015.
Tại châu Âu, chỉ số FTSEurofirst 300 cũng giảm 2,21% do giá cổ phiếu của tập đoàn khai thác mỏ Glencore lao dốc 30% và giá cổ phiếu của Volkswagen tiếp tục giảm mạnh sau vụ bê bối tuần trước.
Trong khi đó, đà bán tháo tại thị trường chứng khoán Nhật Bản vẫn lan rộng từ tuần trước. Chốt phiên 28/9, chỉ số Nikkei giảm 1,3% do giới đầu tư chốt lời trước khi Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ công bố một loạt số liệu kinh tế.
Ngược lại, giá cổ phiếu tại Trung Quốc lại tăng nhẹ bất chấp tín hiệu u ám từ lĩnh vực công nghiệp với chỉ số Shanghai Composite tăng 0,3%. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn giữ tâm lý giao dịch thận trọng trong cả tuần khi tiếp tục theo dõi các báo cáo kinh tế khác.
Tâm điểm hiện nay của thị trường là báo cáo PMI sản xuất của Trung Quốc, số liệu việc làm tháng 8 của Mỹ và lạm phát của Eurozone.
Nguyễn Dung
Theo Reuters, Vinanet