Robert Kiyosaki tin rằng cơn bão sắp ập đến, và nhà đầu tư chỉ còn cách mua vàng hoặc bạc để phòng thân và hy vọng Fed sẽ làm giảm phần nào tác động của cuộc khủng hoảng này.
Thành tích ngàn tỷ và nỗi đau tuột dốc
- Cập nhật : 22/06/2016
(Kinh doanh)
Nhiều cổ phiếu tuột dốc không phanh ngược với đà tăng vốn thần tốc lên vài trăm lần trong một thời gian ngắn của (doanh nghiệp) DN. Điều này khiến túi tiền của cổ đông bốc hơi cả trăm tỷ đồng.
Lộ trình lao dốc của SGO đã khiến túi tiền của các cổ đông bốc hơi tổng cộng 210 tỷ đồng. Cổ phiếu SGO giảm giá trong một thời gian ngắn vẫn đang gây xôn xao trong giới đầu tư chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư thua lỗ vì lỡ ôm cổ phiếu này ở thời đỉnh cao.
Điều khiến nhiều cổ đông của SGO lo lắng hơn là ban lãnh đạo SGO gần như không nắm giữ cổ phần trong DN và kết quả kinh doanh của DN bất ngờ sa sút một cách nghiêm trọng. Chỉ vài tháng sau khi lên sàn, SGO công bố kết quả kinh doanh không tích cực với lợi nhuận hơn 250 triệu đồng trong quý I/2016, so với mức lợi nhuận hàng chục tỷ đồng trong các năm trước đó.
Cổ phiếu MTM của CTCP Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung gần đây cũng gây sốc đối với nhiều NĐT. Cổ phiếu này đã rớt giá tới 80% chỉ chưa tới 2 tháng sau khi niêm yết trên TTCK tập trung.
Chào sàn ấn tượng với mức tăng 40% ngay trong phiên đầu tiên hôm 15/4/2016, cổ phiếu MTM đã rớt từ 14.700 đồng/cp xuống còn 2.600 đồng/cp (tính tới cuối phiên 20/6/2016). Với 31 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tổng cộng cổ đông của DN đã mất hơn 375 tỷ đồng.
Cũng giống như SGO, điều đáng nói ở MTM là, lãnh đạo công ty không nắm giữ cổ phiếu. Điều đó có nghĩa là, phần lớn là cổ đông nhỏ lẻ, mua cổ phiếu trong thời gian cổ phiếu này mới lên sàn. Hàng triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên khiến không ít kẻ được, người mất với cổ phiếu này.
Trước đó, ĐHCĐ bất thường MTM hồi tháng 8/2015 đã thay toàn bộ HĐQT và BKS. Cho đến nay, thống kê cho thấy, chỉ có kế toán trưởng DN nắm giữ 100 ngàn cổ phiếu (tương đương 0,32% vốn), chủ tịch và giám đốc mới đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu gần đây nhưng cũng chỉ mua thành công tổng cộng 200 ngàn đơn vị.
Trên thực tế, không ít cổ phiếu đã đốt túi tiền hàng trăm thậm chí cả ngàn tỷ đồng của các cổ đông do giảm giá mạnh sau lộ trình tăng giá thần tốc gấp hàng chục thậm chí hàng trăm lần của DN.
Báo cáo của Saigon Oil cho thấy, chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi hơn 1 tháng, từ cuối 2014 tới đầu 2015, DN này tăng vốn ngoạn mục 200 lần từ 1 tỷ lên 200 tỷ đồng với sự tham gia của một số ít NĐT.
Trên thực tế, các đợt tăng vốn, pha loãng giá cổ phiếu không phải là điều tạo nên sự hấp dẫn của một mã chứng khoán. Điều hấp dẫn có lẽ đến từ các con số trong báo cáo kinh doanh mà DN công bố trước đó. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là, hồ sơ đẹp của DN đã không còn được duy trì ngay sau khi cổ phiếu lên sàn và cổ phiếu trao tay rầm rộ.
MTM cũng là một điển hình thành công trong việc tăng vốn. DN này được thành lập năm 2007 với vốn ban đầu hơn 2 tỷ nhưng tới cuối 2014 đã lên tới 310 tỷ đồng.
Có thể thấy, trên TTCK, số lượng các cổ phiếu có giá giảm ở mức kinh hoàng không hề ít. Gần đây, Sở GDCK Hà Nội (HNX) công bố 39 cổ phiếu lọt vào “danh sách đen”, trong đó có 29 DN âm vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2015 như: ô tô Giải Phóng (GGG), Hữu Liên Á Châu (HLA), Xây lắp dầu khí Nghệ An (PVA), Giày Sài Gòn (SSF), Vân Tải và Thuê tàu biển Việt Nam (VSG)…
Trước đó, giới đầu tư cũng đã từng bị sốc và mất tiền vì giá cổ phiếu lao dốc khi mà các cổ đông sáng lập, các ông chủ, lãnh đạo DN “đánh úp” hoặc/và bỏ rơi cổ đông như: Dược Viễn Đông (DVD), Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC)...
Thực tế cho thấy, quy mô TTCK còn khá nhỏ bé so với khu vực cả về tuyệt đối và tương đối. Càng nhiều cổ phiếu lên sàn càng tốt cho nền kinh tế. DN lên sàn la cơ hội tốt để huy động vốn cho phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, với thực tế trên đầy thì vẫn đề minh bạch thông tin và chất lượng thông tin của các DN được xét duyệt lên sàn lại được đặt ra.