Trước những biến động gần đây của thị trường tài chính - tiền tệ toàn cầu, dòng tiền đang có xu hướng rút ra khỏi thị trường các nước mới nổi. Xu hướng này sẽ tiếp tục tạo áp lực lên tỷ giá, dòng tiền đầu tư, cán cân thanh toán và lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính phủ và cơ quan ban ngành chức năng đã ban hành một số chính sách nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư và các giải pháp để phát triển thị trường trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Phó Chủ tịch Trung Quốc: "Sẽ can thiệp vào TTCK một lần nữa nếu cần thiết"
- Cập nhật : 22/01/2016
(Tai chinh)
Cho rằng TTCK Trung Quốc “vẫn chưa trưởng thành”, ông Lý khẳng định Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế mức độ biến động của thị trường.
Trung Quốc sẵn sàng can thiệp vào thị trường chứng khoán để đảm bảo rằng một nhóm nhỏ các nhà đầu cơ không thể hưởng lợi trên chi phí của những nhà đầu tư thông thường. Đó là khẳng định của phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều được Bloomberg trích dẫn.
Cho rằng TTCK Trung Quốc “vẫn chưa trưởng thành”, ông Lý khẳng định Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế mức độ biến động của thị trường.
“Thị trường biến động quá mạnh là một thị trường đầu cơ trong đó chỉ có một nhóm nhỏ được hưởng lợi trong khi hầu hết những người còn lại thua lỗ. Chính phủ sẽ đảm bảo lợi ích của số đông nhà đầu tư”.
Cho đến thời điểm hiện tại vị Phó Chủ tịch 65 tuổi là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc nhấn mạnh Chính phủ sẵn sàng can thiệp nếu thị trường tiếp tục sụt giảm. Kể từ đầu năm đến nay chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng đều đã giảm hơn 15%, dù NHTW Trung Quốc đã bơm số tiền mặt kỷ lục vào hệ thống nhằm giảm chi phí đi vay và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hiện nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm tới hơn 80% khối lượng giao dịch trên hai sàn Thượng Hải và Thâm Quyến, trong khi tỷ lệ ở Mỹ chỉ là 15%.
Cũng có mặt tại buổi phỏng vấn này, Phó Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Trung Quốc Fang Xinghai cho biết năm ngoái cơ quan này can thiệp vào thị trường không phải để đẩy tăng giá cổ phiếu như mọi người vẫn nghĩ mà là để bơm thanh khoản vào thị trường sau khi nhiều quỹ đã bán ra cổ phiếu.
“Chính phủ sẽ can thiệp một lần nữa nếu những rắc rối về thanh khoản trở nên trầm trọng và rủi ro hệ thống xuất hiện”, ông Fang nói.
Ông Lý – một trong 25 thành viên của Bộ Chính trị Trung Quốc - đang dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc tới Davos (Thụy Sĩ) tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới. Kinh tế Trung Quốc là một trong những chủ đề chính được bàn luận tại hội nghị lần này và trong một cuộc phỏng vấn mới đây tỷ phú George Soros vừa đưa ra nhận định Trung Quốc khó có thể tránh được kịch bản “hạ cánh cứng”.
Tại Davos, các lãnh đạo Trung Quốc đang cố gắng thuyết phục 2.500 lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị gia đến từ 150 quốc gia rằng Trung Quốc sẽ tuân thủ nghiêm ngặt cam kết mở cửa thị trường tài chính và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang ở trong trạng thái khỏe mạnh.