Việc chính phủ các nước châu Á, như Trung Quốc và Nhật Bản, đánh tín hiệu tăng cường kích thích kinh tế đã giúp lấy lại niềm tin của giới đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Khối ngoại sở hữu 10,7 tỷ USD cổ phiếu Việt Nam, cổ phiếu nào hấp dẫn NĐT nước ngoài?
- Cập nhật : 09/08/2015
(Chung khoan)
Với các công ty lớn, nhà đầu tư ngoại yêu cầu tăng trưởng doanh thu hàng năm phải từ 10% trở lên; với các công ty chưa niêm yết, con số này ít nhất 20%.
Chiều nay (31/7), Hội nghị Nhà đầu tư “Cơ hội và thách thức khi đầu tư vào Thị trường chứng khoán Việt Nam – Góc nhìn Nhà đầu tư nước ngoài” được tổ chức bởi Công ty Cổ phần StoxPlus và Sở giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Dựa trên những khảo sát thực tế và dữ liệu thống kê của StoxPlus, ông Nguyễn Quang Thuân – Tổng giám đốc StoxPlus, cho biết nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ 17% trong các công ty niêm yết toàn thị trường và tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng khi tỷ lệ sở hữu Nhà nước giảm dần. Tỷ lệ sở hữu này tương ứng 10,7 tỷ USD.
Năm 2007, tổng số tiền đầu tư vào các danh mục của khối ngoại chỉ đạt 1,5 tỷ USD qua giao dịch chào bán riêng lẻ và M&A. Tính đến nay, con số này đạt 2,5 tỷ USD. Mỗi ngày, VnIndex giao dịch khoảng 100 triệu USD, đây là mức quá thấp nên thị trường cần thanh khoản cao hơn.
Ông Thuân cho biết, nhà đầu tư nước ngoài thích nhóm cổ phiếu tiêu dùng như dược, bảo hiểm, dầu khí, viễn thông, ô tô. Nhóm cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ nhiều như ngân hàng, tiện ích... hiện thời đang nỗ lực thoái vốn.
Cùng với đó, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư tại các doanh nghiệp có quy mô lớn, tăng trưởng doanh thu 2 con số, tức doanh thu phải đạt hơn 50 triệu đô, tăng trưởng từ 10% trở lên.
Về các công ty chưa niêm yết, hiện Việt Nam có khoảng 1.300 công ty, trong đó nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm khoảng 3%, Chính phủ nắm giữ khoảng 40% và tương lai sẽ phải thoái vốn rất nhiều. Đây chính là cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nhóm cổ phiếu tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, yêu cầu của họ là tăng trưởng doanh thu hàng năm ít nhất 20%.
Về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, Stoxplus thực hiện khảo sát 60 tổ chức, đa phần là các nhà đầu tư lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ... Họ bày tỏ tìm kiếm sự tiến triển trong khung pháp lý của Việt Nam và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô.
Ông Thuân cũng không quên bình luận về Nghị định 60 "quá tốt để có thể cho là thật" khi tỷ lệ room được nới rộng lên 100%, và các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao tính cởi mở của Nghị định này. Tuy nhiên, theo khảo sát, họ vẫn đánh giá Việt Nam thiếu tính minh bạch và chất lượng quản lý còn chưa cao, chưa có nhiều công ty tốt như Vinamilk lên sàn.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)