Gần đây, diễn biến các cổ phiếu ngành dệt may nói chung và cổ phiếu TCM nói riêng có phần kém tích cực so với cùng kỳ năm trước do thiếu yếu tố hỗ trợ về kết quả kinh doanh và hiệu ứng TPP đã “nguội dần”.
Giá nguyên liệu tăng và những tác động
- Cập nhật : 14/06/2016
Năm 2016 hẳn sẽ là một năm đầy biến động trước những diễn biến có phần bất thường của thị trường tài chính. Trong khi thị trường chứng khoán khởi đầu năm mới sụt giảm hàng loạt thì giờ đây rất nhiều hàng hóa nguyên liệu có xu hướng tăng giá.
Chúng ta thấy sự hồi phục của Dầu, tiếp đó là Cao su, Quặng sắt... Giá Dầu hồi phục so với đáy khoảng 45% trong đó Quặng sắt tăng gần 20% đặt ra câu hỏi là vì sao giá lại tăng.
Giá hàng hóa tăng lên trước hết nó có thể là phản ánh của một nhu cầu thực sự đang tăng lên. Nếu nhìn vào những con số tăng trưởng hiện nay thì điều này không rõ ràng. Các Quốc gia vẫn đang vật lộn với tăng trưởng thấp, họ còn liên tục tung ra các gói kích cầu hay thậm chí là cả chính sách tiền âm nhằm kích thích nền kinh tế.
Trong báo cáo đầu năm, Ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra những nhận định khá bi quan về kinh tế toàn cầu trong năm 2016. Tổ chức này nhận định rằng đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc sẽ khiến thị trường hàng hóa tiếp tục suy sụp và ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Brazil cũng như Nga. Theo đó World Bank hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 xuống còn 2,9%, so với mức 3,3% đưa ra hồi tháng 6/2015. Còn OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 xuống 3,3%.
Trong khi đó, những số liệu về các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, chưa cho thấy những dấu hiệu thực sự khả quan. Tình hình việc làm tại Mỹ vẫn đang cản trở nỗ lực tăng lãi suất, trong khi tình hình kinh tế của Nhật khiến Chính phủ Nhật phải hoãn lại thuế tiêu dùng, vốn áp dụng để hạn chế nợ.
Trong khi đó, nền kinh tế thứ 2 thế giới là Trung Quốc đang phải đối mặt với quá nhiều thách thức. Công xưởng của thế giới đang có dấu hiệu của sự giảm sút khi nhiều chỉ số như PMI, Xuất khẩu giảm mạnh, trong khi những nỗ lực bơm tiền ra hệ thống ngày một lớn.
Nguyên nhân thứ hai có lẽ đúng hơn, đó là do NĐT bán khống bắt đầu mua vào. Giá hàng hóa đã suy giảm một thời gian khá dài và cú hạ mạnh nhất hồi đầu năm mang đến cơ hội cho giới đầu cơ. Vị thế bán khống không còn mang đến dự hiệu quả trong khi cung tiền tiếp tục tăng cao. Trong khi đó, TTCK cũng đã tăng trưởng 5-8 năm nay ở hầu hết các quốc gia lớn và rủi ro bắt đầu hình thành, điều này khiến dòng tiền đang rẽ hướng sang những kênh đầu tư mới. Những đồng tiền mạnh như USD, JPY hoặc hàng hóa như Vàng, Dầu .... có thể sẽ là lựa chọn.
Trở lại câu chuyện về hàng, mọi động thái hiện nay với hàng hóa mới chỉ là bắt đầu. Nó chưa tạo ra một xu hướng thực sự và cũng có thể nhịp tăng chỉ mang tính chất nhất thời. Tuy nhiên khi những nhà tỷ phú như Soros đã quay lại với Vàng, câu chuyện này có lẽ cần phải được nhìn nhận thấu đáo hơn. Một chu kỳ mới thường có những khởi đầu không suôn sẻ, như khi nó đã thành một xu hướng thực sự, giá có thể sẽ tăng mạnh trên diện rộng hơn và ở nhiều mặt hàng hơn thế.
Giả sử như một xu hướng tăng giá thực sự bắt đầu thì điều gì sẽ xảy ra và nó tác động ra sao tới kinh tế Việt Nam cũng như các DN Việt. Chúng ta còn nhớ Giá Dầu năm 2008, khi mà nó tăng mạnh từ mức 40 USD lên đỉnh 138 USD/thùng đã tác động lớn như thế nào.
- Lạm phát sẽ tăng trở lại. Theo Tổng cục thống kê thì CPI 5 tháng đã tăng 2,28 so với cùng kỳ và điều đang đe dọa lớn tới mục tiêu 5% của năm. Trong khi đó còn nhiều yếu tố tác động tới chỉ số này những tháng tới như điều chỉnh viện phí, giá lương thực do hạn hán, giá xăng dầu thì nguy cơ giá nguyên liệu, vốn là nhân tố duy trì lạm phát thấp trong năm qua tăng trở lại sẽ khiến cho lạm phát sẽ vượt mức 5% mà Quốc hội đề ra.
- Lãi suất sẽ tăng, tỷ giá chịu ảnh hưởng. Ngân hàng hiện nay đang buộc phải huy động vốn trở lại sau khi có một năm 2015 tăng trưởng mạnh về tín dụng. Nhiều Ngân hàng đã và đang phải tăng tốc huy động vốn trở lại và nếu như CPI tăng lên, với người gửi tiền, họ sẽ đòi hỏi về lãi suất thực dương. Áp lực này sẽ lan sang cả tỷ giá và một câu chuyện về USD sẽ lại nóng lên dù lãi suất tiền gửi đồng USD đang là 0%.
- Giá sản phẩm tăng lên. Khi lãi suất có xu hướng tăng lên, tỷ giá cũng vậy đã là một trong những thành phần khiến giá vốn tăng. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ lên hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu do chịu thêm tác động từ việc tănggiá của nguyên liệu đầu vào. Trong ngắn hạn, việc điều chỉnh giá bán sẽ không hề dễ dàng và điều này sẽ ảnh hưởng lên kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp này.
Xu hướng giảm giá nguyên liệu thời gian qua có tác động trái chiều. Có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang hưởng lợi lớn từ giá nguyên liệu giảm như PAC (giá chì), CAV (giá đồng), DRC, CSM (giá cao su tự nhiên), Thức ăn chăn nuôi (giá đậu nành), ngành nhựa AAA, BMP, NTP ... trong khi những cổ phiếu ngành dầu khí như GAS-PVD-PVS... giảm mạnh.
Việc hồi phục này có thể sẽ làm thay đổi theo chiều ngược lại các trạng thái trên của Doanh nghiệp. Cơ hội và rủi ro sẽ lại song hành và NĐT cần lưu ý trong giai đoạn tới.
Giá cao su
Giá đồng
Giá quặng sắt (IRM)
Giá bông
Giá thiếc (TIN)
Giá đường
Giá chì (Lead)
Theo Nguyễn Hữu Bình - Vietstock.vn