Hàng loạt dự án giao thông sắp triển khai sẽ giúp Nam Sài Gòn giải quyết bài toán hạ tầng, thúc đẩy thị trường bất động sản.
Khu Đông TPHCM bắt đầu quá tải
- Cập nhật : 29/09/2015
(Tin kinh te)
Ở đâu có hệ thống hạ tầng giao thông phát triển thì ở đó trở thành “điểm nóng” của thị trường BĐS. Điều này đúng với khu Đông Tp.HCM khi hàng loạt dự án đã phát triển mạnh trong vòng 2 năm qua. Tp.HCM bắt đầu lo ngại khu vực này sẽ trở nên quá tải.
Theo thống kê của CBRE Việt Nam, dự kiến đến năm 2017 nguồn cung căn hộ tại quận 2 và quận 9 sẽ tăng mạnh lần lượt là 58% và 200%.
Trong tương lai ở đây sẽ có hàng loạt cao ốc hoành tráng, tầng cao phổ biến từ 20-65 tầng, hệ thống trung tâm thương mại mua sắm với mật độ xây dựng khá dày. Khi đưa vào sử dụng, có khả năng "hút" thêm hàng chục ngàn người vào đây sinh sống trong khi tiện ích bên ngoài chưa được quan tâm đúng mức sẽ tạo ra nhiều áp lực lớn cho cuộc sống.
Theo đó, thị trường BĐS khu vực này đang phát triển sôi động nhất tại Tp.HCM vì có sự kết nối đồng bộ với trục phía Tây Sài Gòn và các đường vành đai, cao tốc liên vùng. Một số nghiên cứu cho thấy giai đoạn 2012-2020, khu Đông của Tp. HCM có 11 dự án hạ tầng lớn nhỏ, tổng kinh phí thực hiện lên đến gần 250.000 tỷ đồng, trong đó “khủng” nhất là các tuyến vành đai 2, 3, 4 và tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.
Theo thống kê của CBRE Việt Nam, dự kiến đến năm 2017 nguồn cung căn hộ tại quận 2 và quận 9 sẽ tăng mạnh lần lượt là 58% và 200%. Tương tự, tổng diện tích sàn xây dựng các trung tâm thương mại dự kiến sẽ tăng 10% tại quận 2 trong vòng 3 năm tới, bao gồm nhưng không giới hạn trong các dự án Estella Heights (37.290 m2 sàn), Thảo Điền Pearl (20.400 m2 sàn), Lexington Residence và The Sun Avenue.
Bên cạnh đó, dự án Sala (gồm 234 biệt thự, 395 nhà phố và 5.600 căn hộ cao cấp, một khách sạn 5 sao và một bệnh viện) của công ty Đại Quang Minh đã bắt đầu gia nhập thị trường giai đoạn 1. Trong tháng 6/2015, liên doanh giữa Công ty Cổ phần Tiến Phước, Công ty TNHH Trần Thái và Công ty TNHH Denver Power đã được phê duyệt giấy phép đầu tư 1,2 tỉ USD để phát triển Empire City Complex, một khu đất rộng 15 ha, bao gồm một toà nhà cao 86 tầng, một khách sạn 5 sao, một trung tâm thương mại và một toà nhà văn phòng.
Trong năm 2014, tập đoàn Lotte của Hàn Quốc và đối tác Nhật Bản (Mitsubishi và Toshiba) được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn 2 tỷ USD cho dự án Eco Smart City, dự kiến sẽ bao gồm khu thương mại hạng sang, khách sạn, văn phòng và căn hộ bán trên khu đất rộng 10ha.
Như vậy, trong tương lai ở đây sẽ có hàng loạt cao ốc hoành tráng, tầng cao phổ biến từ 20-65 tầng, hệ thống trung tâm thương mại mua sắm với mật độ xây dựng khá dày. Khi đưa vào sử dụng, có khả năng "hút" thêm hàng chục ngàn người vào đây sinh sống trong khi tiện ích bên ngoài chưa được quan tâm đúng mức sẽ tạo ra nhiều áp lực lớn cho cuộc sống.
Trong đó, công tác quy hoạch đô thị, quản lý quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch tại khu vực này chưa đáp ứng được sự phát triển, dẫn đến tình trạng quy mô dân số tại khu vực này gia tăng, vượt so với dự báo quy mô dân số trong các đồ án quy hoạch đô thị được duyệt. Trong khi đó, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa đáp ứng được sự phát triển gia tăng dân số trên.
Cụ thể, hạ tầng giao thông, đáng kể nhất là xa lộ Hà Nội, đại lộ Mai Chí Thọ và tuyến cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đang bị một sức ép nặng từ các dự án nhà ở và các khu đô thị đang mọc lên san sát.
“Chúng ta đang đi ngược quy trình quy hoạch so với các nước trên thế giới. Tức là, thành phố từ gần 20 năm trước đã có những bản đồ quy hoạch tổng thể các khu đô thị mới, đô thị vệ tinh để giãn dân vùng trung tâm. Tuy nhiên, chúng ta không đưa ra những bản đồ quy hoạch phân khu cụ thể cho từng quận, với mật độ dân số tương ứng trên hệ thống hạ tầng cơ sở nên đã tạo ra những khu vực phát triển quá dày đặt, những chỗ khác thì thưa thớt”, TS. Lê Bá Trí Nhân, nói.
Theo vị chuyên gia kinh tế này, dựa trên bản đồ quy hoạch từng khu, trong đó quy định loại dự án BĐS nào được xây dựng, độ cao tầng, số lượng dân cư, tiện ích công cộng… Hiện nay, thành phố vẫn còn quy hoạch một cách chung chung, chưa rõ ràng nên đang diễn ra sự mất cân bằng trong phát triển đô thị.
Một chuyên gia khác cũng cho rằng, lúc này thành phố đang tiến hành quy hoạch lại khu Đông. Tuy nhiên, tại quận 2 hiện nay mật độ xây dựng đang rất cao, quỹ đất đã hạn hẹp nên có sự dịch chuyển về phía quận 9 và Thủ Đức. Nếu thành phố vẫn không có một bản đồ quy hoạch chi tiết thì sẽ tiếp tục dời sự chật chội chỗ này tạo sự chật chội chỗ khác.
Những hình ảnh ngột ngạt của khu Đông