Quy định chủ đầu tư bắt buộc phải có bảo lãnh ngân hàng trước khi mở bán dự án bất động sản (BĐS) hình thành trong tương lai có hiệu lực đã hơn 2 tháng nay nhưng đến thời điểm này tại Hà Nội, chưa có dự án nào chính thức được ngân hàng bảo lãnh.
Cần đầu tư đồng bộ và có chiều sâu
- Cập nhật : 04/09/2015
(Tin kinh te)
Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sửa đổi đã có hiệu lực, đặc biệt đã tạo hành lang pháp lý cho các DN BĐS cũng như người tiêu dùng có nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là những người nước ngoài sinh sống lâu năm tại Việt Nam có cơ hội sở hữu căn hộ tại Việt Nam.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, việc cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam như một luồng gió mới thổi vào thị trường BĐS. Việc thị trường ổn định, phát triển khá tốt thời gian qua một phần nhờ thông tin này. Trước kia chúng ta đi xuất khẩu vật liệu xây dựng, còn bây giờ là xây dựng nhà ở và bán cho người nước ngoài.
Đây rõ ràng là một hình thức xuất khẩu tại chỗ, thu hút nhà đầu tư nước ngoài, Việt kiều mang ngoại tệ về Việt Nam, ông Châu nhận định.
Trong thời điểm hiện tại, chỉ riêng TP. Hồ Chí Minh có khoảng 30.000 tổng giám đốc, chuyên gia cấp cao là người nước ngoài đang sinh sống, làm việc. Khoảng 80.000 người Hàn Quốc đang sống và làm việc trên cả nước, 8.000 người Nhật và 1.200 người Đức…
Họ là những đối tượng đã làm việc, sinh sống ở Việt Nam lâu năm mà chỉ thuê nhà để ở. Nếu những đối tượng này được sở hữu nhà ở các tỉnh, thành có nhiều khu công nghiệp như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…thì sẽ giúp thị trường nhà đất ở những nơi này trở nên hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên các văn bản hướng dẫn các thông tư vẫn chưa kịp thời bổ sung để hiện thực hóa. Một vấn đề mà các DN cần phải lưu ý đó chính là việc đầu tư phải đồng bộ và có chiều sâu thì mới có thể thu hút được sự đầu tư của các khách hàng nước ngoài.
Ông Simon Dickie, Giám đốc - Phòng Cho thuê BĐS Savills TP. Hồ Chí Minh đã phân tích, nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam sau nhiều năm vẫn cứ ở nhà thuê do Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi chưa ra đời, nhưng khi luật này đã có hiệu lực thì số lượng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn không tăng lên đáng kể. Tất nhiên lý do khách quan về cơ chế chính sách cũng có nhưng yếu tố chủ quan của các DN BĐS mới chính là nguyên nhân chủ yếu.
Một thời gian quá dài thị trường của chúng ta chạy theo số lượng chứ chưa tập trung vào chất lượng cũng như cơ sở hạ tầng đảm bảo cho các khách hàng nước ngoài thấy thỏa mãn. Ví dụ như một dự án khi đi vào vận hành luôn cần có trường học đạt tiêu chuẩn, các nhà hàng ẩm thực ngon, nhiều cửa hàng tiện lợi và đặc biệt là các siêu thị để các thượng đế hoàn toàn thấy yên tâm với cuộc sống thường ngày...
Bên cạnh đó việc sở hữu một căn hộ cũng cần phải có cơ chế thoáng như một số nước trong khu vực như nâng thời gian sở hữu BĐS từ 50 năm lên 70 năm để tương đồng với chính sách sở hữu BĐS của các nước đồng thời nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý để các nhà đầu tư yên tâm với phần tài sản mình sở hữu. Để làm được việc này đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các DN BĐS, ông Simon Dickie chia sẻ.