Dù liên tiếp chịu ảnh hưởng bởi những tác động của dịch Covid-19, song so với các kênh đầu tư khác như vàng hay chứng khoán thì bất động sản hiện vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn, có khả năng sinh lời hiệu quả cả trung và dài hạn.
20 khu đất vàng giữa trung tâm Sài Gòn giờ ra sao?
- Cập nhật : 20/09/2015
(Bat dong san)
Từ năm 2007, UBND Tp.HCM đã quy hoạch 20 ô phố (khoảng 50ha) thuộc những vị trí “vàng” tại khu trung tâm thành phố để kêu gọi nhà đầu tư phát triển dự án ở quy mô lớn.
Tóm tắt
Bitexco trở thành nhà đầu tư đang “ôm” nhiều đất vàng nhất khi sở hữu cả Khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh rộng 600.000m2 để đầu tư dự án khu thương mại, văn phòng và khu căn hộ cao cấp.
Mới đây nhất, UBND thành phố vừa chấp thuận đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu tam giác Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - Phạm Ngũ Lão, quận 1.
Nhiều đất đã có chủ
Cụ thể, khu đất 66-68-70 đường Lê Thánh Tôn và khu Eden (Đồng Khởi) được thành phố chỉ định tập đoàn Vingroup đầu tư. Đơn vị này đã đầu tư hai trung tâm thương mại có tên Vincom A và Vincom B hoạt động khá hiệu quả. Khu đất vàng số 25 bis Nguyễn Thị Minh Khai đã được Công ty Cổ Phần Kinh Doanh Bất Động Sản - Phát Triển Nhà Thành phố đầu tư dự án cao ốc 18 tầng và đã đi vào hoạt động.
Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ - Khách sạn Tân Hoàng Minh vừa trúng thầu đấu giá khu đất vàng rộng 3.000m2 tại số 23 Lê Duẩn, quận 1. Hiện nay đây vẫn là địa điểm hoạt động kinh doanh của công ty Xổ số kiến thiết Tp.HCM.
Năm 2008 Tập đoàn Bitexco cũng đã trúng thầu và đang đầu tư khu phức hợp thương mại cao cấp The One tại Khu tứ giác Bến Thành, nằm đối diện chợ Bến Thành hiện hữu. Tập đoàn này đã trở thành nhà đầu tư của khu đất vàng Bệnh viện Sài Gòn từ lâu, nằm ngay vòng xoay trước chợ Bến Thành. Bitexco cũng trở thành nhà đầu tư đang “ôm” nhiều đất vàng nhất khi sở hữu cả Khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh rộng 600.000m2 để đầu tư dự án khu thương mại, văn phòng và khu căn hộ cao cấp.
Một “ông lớn” BĐS tại TP.HCM mới đây đã trở thành ông chủ của khu đất rộng gần 7.000m2 tiền thân là nhà máy bia Sài Gòn. Khu đất này có vị trí khá đắc địa vì nằm ngay trung tâm hành chính – kinh tế sôi động của Tp.HCM. Dự kiến, vào cuối năm nay tập đoàn này sẽ công bố chính thức kế hoạch đầu tư một cao ốc văn phòng kết hợp thương mại tại đây.
Một khu đất vàng khác nằm ngay cửa ngõ ra vào thành phố là khu chợ Văn Thánh, đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) gần cầu Sài Gòn. Liên danh trúng thầu là Công ty Cổ phần địa ốc và xây dựng (SSG) - Công ty Cổ phần xây dựng số 1 (COFICO) - Công ty TNHH Sun Wah Properties Việt Nam và Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 (FICO) đang đầu tư gần hoàn thiện dự án cao ốc thương mại 32 tầng tại đây.
Bên cạnh đó, còn một số khu đất vàng nữa đang trong quá trình triển xây dựng kế hoạch đấu thầu chọn nhà đầu tư. Chẳng hạn, khu đất góc Nguyễn Siêu - Hai Bà Trưng -Đông Du; khu đất Lê Thánh Tôn - Thi Sách - Cao Bá Quát - Hai Bà Trưng; khu đất của Sở Văn hóa – Thể thao (164 đường Đồng Khởi); khu tứ giác Pasteur - Tôn Thất Đạm - Huỳnh Thúc Kháng - Tôn Thất Thiệp; Khu tứ giác Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Đồng Khởi - Nguyễn Thiệp…
Mới đây nhất, UBND thành phố vừa chấp thuận đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu tam giác Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - Phạm Ngũ Lão, quận 1. Đây là khu đất đẹp nhất trong 20 khu đất vàng của Tp.HCM.
Được biết, khu đất 3 mặt tiền Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thái Học này có diện tích 13.110 m2 được mệnh danh là "tam giác vàng", nằm ngay “lá phổi” của thành phố là công viên 23/9. Khu vực này trong tương lai không xa sẽ là đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tuyến metro đang và sẽ được đầu tư. Ngoài ra, từ lâu thành phố cũng đã quy hoạch đầu tư xây dựng dự án Nhà hát đa năng Tp.HCM nằm đối diện khu đất này.
Cần một quy hoạch chuẩn
Tuy nhiên, trong tất cả những khu đất vàng đã có chủ trên, chỉ duy nhất có 4 nhà đầu tư đã triển khai dự án đã hoặc chuẩn bị đưa vào khai thác. Còn lại những khu đất rộng lớn khác, nằm ở những vị trí khá đắc địa như 2 khu đất của tập đoàn Bitexco gần 10 năm qua dự án vẫn chưa thành hình.
Về phía các nhà đầu tư, khi được hỏi vì sao vẫn chưa thấy hấp dẫn đối với việc đấu thầu này, nhiều ý kiến cho rằng tất cả các dự án đầu tư hạ tầng nói chung vấp phải khó khăn lớn nhất là đền bù giải tỏa. Những khu đất được gọi là “vàng” hiện nay trong trung tâm thành phố càng vô cùng khó thực hiện công tác này vì sẽ mất rất nhiều thời gian để đi đến sự thống nhất trong phương án về giá đền bù, tái định cư.
Một đại diện của tập đoàn Bitexco cũng cho biết, lý do đến nay khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh vẫn chưa được triển khai là do đang thiếu phương án đền bù giải tỏa và tái định cư. Do vậy, các giai đoạn tiếp theo của dự án sẽ được triển khai khi cơ quan chức năng hoàn tất phương án này.
Còn theo chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân, để có thể thu hút một cách hiệu quả các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính vào phát triển những khu đất vàng này, trước hết thành phố cần phải có một bản đồ quy hoạch chung cho từng khu, trong đó quy định rất cụ thể những gì được đầu tư và những gì không được phép.
Vì khi trúng thầu các nhà đầu tư mới bắt đầu đi xin từng giấy phép quy hoạch, đầu tư dự án. Lúc đấy mới vỡ lẽ ra là thành phố có những giới hạn nhất định cho từng loại hình dự án, sẽ đánh mất cơ hội thu hồi vốn của nhà đầu tư.
“Thứ hai, thành phố cũng phải có những quy định buộc các chủ đầu tư trúng thầu đất vàng thực hiện các cam kết thực hiện đúng tiến độ đầu tư dự án. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì thành phố phải đơn giản hóa thủ tục pháp lý nhiều hơn nữa”, vị này nói.
Ngoài 20 khu đất vàng đã được quy hoạch đưa ra đấu thầu, Tp.HCM hiện nay còn nhiều diện tích đất vàng nằm ngay trung tâm khác, mặc dù từ lâu đã có chủ nhưng dự án vẫn không được triển khai. Thay vào đó, hầu hết số khu đất vàng khác đang tận dụng cho thuê lại làm bãi giữ xe.
Đó là, mặt bằng số 117-119 Nguyễn Huệ và 16 Tôn Thất Thiệp có diện tích 2.724m2 của Ngân hàng BIDV. Khu đất 4 mặt tiền đường Lê Thánh Tôn-Nam Kỳ Khởi Nghĩa- Lê Lợi-Nguyễn Trung Trực của công ty CP Sài Gòn Kim Cương.
Tương tự, khu dự án Lavenue Crown tọa lạc mặt tiền Lê Duẩn – Hai Bà Trưng, nằm cạnh tòa nhà Diamond Plaza có diện tích gần 5.000m2 của liên danh giữa Công ty CP Kinh Đô, Công ty TNHH Quản lý kinh doanh nhà Tp.HCM và Mayflower Investment góp vốn.
Khu đất tọa lạc giáp 2 mặt tiền đường là Trần Hưng Đạo –Hồ Hảo Hớn, có diện tích rộng 4.000 m2 của công ty CP Đức Khải…
Cận cảnh những khu đất vàng tại Tp.HCM
Khu tứ giác Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Đồng Khởi - Nguyễn Thiệp. Mặt tiền khu này ngay phần đường Lê Lợi, trước Nhà hát Thành phố là đại công trường thi công nhà ga ngầm của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Một số nhà đầu tư đánh giá đây là khu đất sẽ có nhiều nhà thầu tham gia vì trong tương lai gần rất dễ phát triển do nằm ngay khu phố đi bộ Nguyễn Huệ, bên dưới lòng đất là khu đô thị ngầm với hệ thống nhà ga metro rộng lớn...