Trong 5 năm tới, Sở Quy hoạch-Kiến trúc, tham mưu cho thành phố có sự đột phá về quy hoạch, tạo ra bộ mặt đô thị mới, đồng bộ về hạ tầng, hạn chế tình trạng "đô thị nén," ách tắc giao thông...
Thị trường BĐS khu Nam TPHCM chuyển động mạnh mẽ
- Cập nhật : 20/09/2015
(Bat dong san)
Hạ tầng được đẩy mạnh đầu tư tại khu Nam TP.HCM khiến các công ty địa ốc bắt đầu rục rịch triển khai đầu tư dự án, nhiều dự án đã ồ ạt được tung ra thị trường.
Trong giai đoạn 2016-2020, để tránh sự phát triển quá tập trung vào khu trung tâm, định hướng phát triển đô thị Tp.HCM là xây dựng các dự án khu đô thị và khu dân cư mới phát triển ở các vùng ven của hai khu vực Đông và Nam.
Theo các chuyên gia của công ty Chứng khoán Rồng Việt, cùng với chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế của Tp. HCM, các dự án đổi đất lấy hạ tầng đang giúp khuấy động thị trường BĐS khu Nam Tp.HCM sau một thời gian trầm lắng.
Hạ tầng đi trước một bước
Theo TS. Phạm Thái Sơn, Trường Đại học Việt – Đức, hiện trạng phát triển BĐS của Tp.HCM đang lan tỏa theo hướng Đông và Nam. Trong giai đoạn 2016-2020, để tránh sự phát triển quá tập trung vào khu trung tâm, định hướng phát triển đô thị Tp.HCM là xây dựng các dự án khu đô thị và khu dân cư mới phát triển ở các vùng ven của hai khu vực trên. Song song với đó, thành phố sẽ tập trung nguồn lực đề đầu tư hệ thống hạ tầng kết nối các khu vực này lại với nhau một cách thông suốt.
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải được UBND Tp.HCM giao thực hiện ký kết Hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển đô thị Ngọc Viễn Đông về dự án kết nối đường D3 vào cảng Sài Gòn - Hiệp Phước. Mục đích chính của dự án là hoàn thiện mạng lưới giao thông và phát triển KCN Hiệp Phước giai đoạn 2 theo quy hoạch; đồng thời phục vụ việc di dời khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội.
Theo đó, tổng chiều dài toàn tuyến vào khoảng 2.372m, trong đó bao gồm hai cầu (Rạch Rộp II dài khoảng 300m và Mương Lớn II dài khoảng 273m) và phần đường dài khoảng 1.799m với 4 làn xe. Dự án có vốn đầu tư cho giai đoạn 1 là hơn 293 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong năm 2016.
Mới đây, UBND thành phố cũng vừa cho phép Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu phương án phân kỳ đầu tư nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, quận 7. Giai đoạn một sẽ xây hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh, đèn tín hiệu và tổ chức giao thông ở hai tuyến đường này. Sau đó đầu tư các hạng mục còn lại kết hợp mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ theo đúng quy hoạch.
Theo đó, tại giao lộ này sẽ xây đảo tròn trung tâm (đường kính 60 m) và hai hầm chui cùng các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh với kinh phí gần 840 tỷ đồng. Để hoàn chỉnh nút giao sau đó sẽ làm thêm hai cầu vượt, hai hầm chui với kinh phí khoảng 1.780 tỷ đồng (780 tỷ đồng chi phí xây dựng và 1.000 tỷ đồng cho việc giải phóng mặt bằng).
Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng sẽ thực hiện phương án hợp tác đầu tư xây dựng nút giao thông này theo hình thức hợp đồng BT. Đổi lại, đơn vị này được thanh toán hoàn vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất tại khu đất 240ha thuộc xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè.
Nhà đầu tư BĐS “ồ ạt” theo sau
Theo các chuyên gia của công ty Chứng khoán Rồng Việt, cùng với chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế của Tp. HCM, các dự án đổi đất lấy hạ tầng đang giúp khuấy động thị trường BĐS khu Nam Tp.HCM sau một thời gian trầm lắng.
Nhìn xa hơn, sau khi việc nạo vét tuyến luồng Soài Rạp hoàn tất, lượng hàng hóa qua cảng Sài Gòn – Hiệp Phước sẽ gia tăng mạnh. Cộng với làn sóng FDI đón đầu TPP và các hiệp định FTA, các KCN xung quanh cảng như KCN Hiệp Phước , KCN Long Hậu sẽ có nhiều cơ hội để nâng cao tỷ lệ lấp đầy. Dự án tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành, tuyến metro số 4… sẽ tạo cơ hội phát triển lớn cho các công ty BĐS đã có sẵn quỹ đất lớn ở khu vực này.
Trong đó, các chủ đầu tư nhanh nhạy như Vingroup, đã đi trước để đón đầu sự tăng tốc về phát triển hạ tầng ở khu Nam. Doanh nghiệp này đã mua lại dự án lấn biển Cần Giờ, hay còn gọi là Dự án Saigon Sunbay tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Dự án này từng do công ty CP Đô thị du lịch Cần Giờ làm chủ đầu tư.
Đơn cử trong tháng 8 vừa qua, DXG đã mở bán dự án Lux City với 426 căn hộ chung cơ ở nút giao Nguyễn Thị Thập, Huỳnh Tấn Phát, Quận 7. Vạn Phát Hưng cũng mới triển khai kinh doanh dự án chung cư Hoàng Quốc Việt gần 150 căn hộ và office-tel trong cuối quý 2/2015. Gần đây nhất, Novaland mở bán Sunrise Riverside diện tích gần 4 ha với 8 block căn hộ cao 21-25 tầng ở xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè.
Tiếp đó, vào ngày 14/9, công ty Cổ Phần đầu tư Bất động sản Hưng Lộc Phát đã công bố dự án cao ốc Hưng Phát 2 (Hưng Phát Silver Star) tại huyện Nhà Bè. Dự án có qui mô 8.956 m2 gồm 3 block căn hộ với tổng số 447 căn hộ với khu trung tâm thương mại 3 tầng. Dự kiến, từ nay đến năm 2018, doanh nghiệp BĐS này sẽ “tung” ra thị trường khu Nam 4 dự án nhà ở cao cấp, với khoảng 4.000 căn hộ có tổng vốn đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng.
Ngoài những dự án kể trên, theo ghi nhận của chúng tôi, hàng loạt dự án tại khu vực Nam Sài Gòn cũng đang lên kế hoạch phát triển mạnh trong thời gian tới. Công ty Địa ốc Phú Long, doanh nghiệp đang chuẩn bị tung ra thị trường giai đoạn 2 Dự án căn hộ Dragon Hill Residences and Suites 2, dự án thành phần trong Khu đô thị Daragon City. Ngoài dự án này, kế hoạch của Phú Long từ đây đến cuối năm cũng sẽ tung ra thị trường 2 khu biệt thự trong Dự án Dragon City.