Tập đoàn CapitaLand, thông qua công ty con là công ty CapitaLand (Vietnam) Holdings vừa ký thỏa thuận hợp tác với công ty TNHH Thương mại Xây dựng Thiên Đức (Thiên Đức) để phát triển một dự án ở quận 2, Tp.HCM.
Số phận dự án Thu Thiem Eco Smart City 2,2 tỷ USD sẽ ra sao?
- Cập nhật : 19/09/2015
(Tin kinh te)
Liên doanh nhà đầu tư dự án trên đã chấp nhận ký quỹ và đóng gần 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất để được giao trước 6 lô đất tại Thủ Thiêm.
Tóm tắt
Tổng số vốn đầu tư mà liên danh Lotte cam kết rót vào dự án khoảng 2,2 tỷ USD. Dự án có diện tích khoảng 16,71 ha bao gồm trung tâm thương mại, khách sạn, khu căn hộ dịch vụ, văn phòng, chung cư... và điểm nhấn là tòa cao ốc 50 tầng.
Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) việc huy động nguồn vốn thương mại để giải phóng mặt bằng chỉ là một trong những phương án chuẩn bị đầu tư do UBND Tp.HCM lựa chọn chứ không phải là điều kiện đặc thù riêng biệt của dự án mà không thể áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu theo quy định.
Dự án không thuộc hình thức đặc biệt
Theo đó, nhà đầu tư dự kiến được chọn là Liên danh Tập đoàn Lotte, gồm 4 công ty con: Lotte Asset Development Co., Ltd.; Lotte Shopping Co., Ltd.; Hotel Lotte Co., Ltd. và Lotte Engineering & Construction Co., Ltd. với 3 công ty là Mitsubishi Corporation; Mitsubishi Estate Co., Ltd. và Toshiba Corporation) để thực hiện dự án Khu phức hợp Thành phố thông minh Thủ Thiêm (Thủ Thiêm Eco Smart City) tại khu chức năng 2a trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tổng số vốn đầu tư mà liên doanh Lotte cam kết rót vào khoảng 2,2 tỷ USD. Dự án có diện tích khoảng 16,71 ha bao gồm trung tâm thương mại, khách sạn, khu căn hộ dịch vụ, văn phòng, chung cư... và điểm nhấn là tòa cao ốc 50 tầng.
Để có thể kêu gọi được một nhà đầu tư lớn như vậy vào Thủ Thiêm, trước đó thành phố đã có văn bản gửi Chính phủ xem xét cho thành phố thực hiện theo hình thức lựa chọn nhà đầu tư (chỉ định thầu) để sớm triển khai dự án trên. Tp.HCM cho rằng áp dụng phương án lựa chọn nhà đầu tư vì xuất phát từ nhu cầu thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn chế, áp lãi vay và nợ gốc lớn.
Trong văn bản gửi Thủ tướng mới đây, UBND Tp.HCM cho biết đến nay tổng vốn đầu tư vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trả các khoản lãi vay là hơn 29.000 tỷ đồng.
Trong đó, khoảng 12.000 tỷ đồng là vốn vay thương mại từ các tổ chức tín dụng nên tiền lãi phát sinh khoảng 2,9 tỷ đồng mỗi ngày. Áp lực trả nợ gốc và lãi vay trong năm nay và năm 2016 là rất lớn. Theo đó, trong năm 2015 là hơn 902 tỷ đồng; năm 2016 trả nợ gốc đến hạn là hơn 5.200 tỷ và lãi vay phát sinh là 829 tỷ.
Ngoài ra, UBND Tp.HCM cũng cho biết nhu cầu vốn đầu tư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong thời gian tới là rất lớn, bao gồm tiền bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các trường hợp còn lại, đầu tư hạ tầng trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; xây dựng quỹ nhà thuộc chương trình 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư (trong năm nay phải thanh toán hơn 5.000 tỷ đồng và năm tới phải thanh toán 8.100 tỷ).
Tuy nhiên, trong văn bản Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Văn phòng Chính phủ nêu" UBND TP.HCM có đề cập lý do để áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt xuất phát từ nhu cầu thu tiền sử dụng đất, tiền thuế đất trong điều kiện ngân sách thành phố hạn chế, áp lực trả lãi vay và nợ gốc lớn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cho rằng việc huy động nguồn vốn thương mại để giải phóng mặt bằng chỉ là một trong những phương án chuẩn bị đầu tư do UBND Tp.HCM lựa chọn chứ không phải là điều kiện đặc thù riêng biệt của dự án mà không thể áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu theo quy định.
Do đó, lý do cấp bách cần có nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để dùng cho việc trả nợ vay rồi áp dụng được lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt là chưa phù hợp.
Cũng tương tự như vậy, Bộ KHĐT trong văn bản của mình gửi UBND Tp.HCM, đã khẳng định rằng thành phố phải thực hiện hình thức lựa chọn nhà đầu tư đúng theo quy định cho khu 2a.
Chuyên gia nói gì?
Đối với các dự án cụ thể trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, theo Bộ Xây dựng thành phố cần rà soát tổng thể, phân loại các dự án đầu tư phát triển đô thị thành các nhóm để đề xuất cơ chế thu hút, lựa chọn nhà đầu tư phù hợp đối với từng nhóm dự án. Theo đó, nhóm các dự án có khả năng thu hồi vốn và sinh lời; nhóm các dự án không có khả năng thu hồi vốn và sinh lời; nhóm các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm.
Theo chuyên gia kinh tế - TS. Lê Bá Chí Nhân cho rằng về tính chất pháp lý, UBND Tp.HCM trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư đối với tập đoàn Lotte đã có văn bản xin Thủ tướng Chính phủ về phương án lựa chọn nhà đầu tư là đúng theo quy định. Tuy nhiên, những dự án có vốn đầu tư lớn như vậy, theo đúng trình tự, Bộ KHĐT phải là đơn vị thực hiện quá trình kiểm tra năng lực, thực lực tài chính của các nhà đầu tư.
Mặc dù, từ lâu thành phố đã có rất nhiều lần gửi văn bản đến Chính phủ xin các cơ chế đặc thù để chủ động thực hiện kêu gọi nhà đầu tư cho Thủ Thiêm nhưng vẫn chưa được sự đồng thuận. Theo TS. Nhân khi đã không có cơ chế đặc thù thì chúng ta cũng biết cái gì là cụ thể để tiến hành.
Theo T.S Lê Bá Chí Nhân, trong trường hợp Chính phủ không chấp thuận cho TP.HCM áp dụng chỉ định lựa chọn nhà đầu tư, mà thành phố đã nhận tiền ký quỹ của nhà đầu tư thì hướng giải quyết là chính quyền địa phương có thể dành một khu đất tương đương diện tích của dự án dưới quyền hạn của mình để bù lại cho nhà đầu tư. Mặt khác, việc hoàn trả tiền ký quỹ lại cho Lotte không phải là thành phố không thực hiện được, nhưng nếu làm như vậy thì môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ, CafeF