tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Bà Merkel gặp khó giữa Mỹ và Trung Quốc

  • Cập nhật : 02/06/2017

 ​Dù “không thể trông cậy” vào Mỹ, nước Đức của Thủ tướng Angela Merkel cũng gặp nhiều khó khăn nếu muốn tận dụng mối quan hệ song phương với Trung Quốc.

thu tuong duc angela merkel tiep don thu tuong trung quoc ly khac cuong tai berlin (duc) ngay 31-5 - anh: reuters

Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Berlin (Đức) ngày 31-5 - Ảnh: Reuters

Ngày 1-6, Thủ tướng Lý Khắc Cường dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc đến thủ đô Brussels (Bỉ) để gặp gỡ các quan chức của Liên minh châu Âu (EU). Đây được xem là thời cơ của Trung Quốc trong tham vọng làm lá cờ đầu giải quyết các vấn đề quốc tế, hãng tin Bloomberg nhận xét.

Thảm đỏ ở Berlin

Trước đó một ngày, ông Lý Khắc Cường đã đến Berlin (Đức) và có cuộc gặp với Thủ tướng Merkel. Hãng tin Reuters cho rằng cuộc gặp gỡ này đánh dấu một bước ngoặt trong quan điểm đối ngoại của Đức, thể hiện qua chiếc thảm đỏ đón tiếp ông Lý.

Chi tiết này ngầm diễn tả việc Trung Quốc có thể tận dụng sự lãnh đạm của Mỹ trong mối quan hệ với châu Âu, từ đó đứng ra thay Washington sắm vai ngọn cờ đầu trong cam kết về biến đổi khí hậu.

Trước đó vài ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối đưa ra quyết định về việc Washington có tôn trọng thỏa thuận biến đổi khí hậu COP 21 tại Paris năm 2015 hay không. Cộng thêm những mâu thuẫn khác, ông Trump và bà Merkel đã có “lời qua tiếng lại” với nhau thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Bà Merkel ngày 28-5 gây chú ý với tuyên bố rằng EU giờ đây không thể dựa hẳn vào các đồng minh lâu năm như Anh và Mỹ nữa. Đáp lại trong một thông báo trên Twitter ngày 30-5, ông Trump khẳng định có thâm hụt thương mại lớn với Đức và cáo buộc Berlin đóng góp ngân sách quá ít cho NATO.

Tiến thoái lưỡng nan

EU đang trong giai đoạn tái định hướng về ngoại giao và riêng bà Merkel lại bị đặt vào tình thế khó xử khi phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ngay trước ngày EU và Trung Quốc họp tại Brussels, Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc - một tổ chức vận động hành lang - đưa ra khảo sát cho thấy doanh nghiệp châu Âu vẫn lo ngại việc bị Chính phủ Trung Quốc đối xử bất công, thiên vị so với doanh nghiệp Trung Quốc.

Về cơ bản, EU vẫn chưa tin tưởng Trung Quốc là một thị trường cạnh tranh lành mạnh, nhưng bài toán này có vẻ được Bắc Kinh giải quyết bằng con bài... biến đổi khí hậu.

Trang Politico.eu ngày 30-5 dẫn câu chuyện về xe hơi để cho thấy rằng Trung Quốc đang “nắm đằng chuôi”. Theo đó, để phù hợp với ưu tiên giảm phát thải carbon, Trung Quốc đã đặt ra hạn mức xe điện tại thị trường này, qua đó có thể khiến ngành xe hơi Đức gặp rắc rối lớn.

Trong hơn 6 năm qua, Trung Quốc vẫn là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới, và là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của EU sau Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, xét về doanh số bán hàng.

Bản thân các hãng lớn nhất của Đức cũng đều trông cậy nhiều vào thị trường Trung Quốc như Volkswagen, BMW, Audi, Mercedes hay Porsche.

Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng khiến các hãng xe lo ngại khi đưa ra ý kiến về áp đặt hạn mức 8% xe bán ra trên thị trường Trung Quốc phải là xe điện (EV).

Trên thực tế, dù đã phải đảm bảo yêu cầu về môi trường, các hãng sản xuất không bao giờ đặt nặng hi vọng vào xe điện, vì doanh số xe điện toàn cầu chỉ chiếm đúng 1% tổng doanh số của ngành xe hơi, theo báo Business Insider.

 

NHẬT ĐĂNG
Theo Tuoitre.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục