tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 18-03-2016

  • Cập nhật : 18/03/2016

Việt Nam phản đối Trung Quốc bồi đắp, xây đường băng ở Hoàng Sa

Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ rõ một loạt hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam và luật quốc tế, làm gia tăng căng thẳng. 
anh ve tinh cho thay hoat dong boi dap trai phep cua trung quoc tai dao bac thuoc quan dao hoang sa cua viet nam. anh: the diplomat.

Ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động bồi đắp trái phép của Trung Quốc tại Đảo Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: The Diplomat.

"Việc Trung Quốc tiếp tục tiếp tục bồi đắp, mở rộng, xây dựng, làm thay đổi nguyên trạng quần đảo Hoàng Sa và tổ chức du lịch ra quần đảo này bất chấp sự quan ngại của Việt Nam và cộng đồng quốc tế là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa", ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh trong cuộc họp báo chiều nay.

Ông Bình trả lời câu hỏi của VnExpress về việc Trung Quốc điều tàu du lịch mang tên Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ trọng tải 10.000 tấn ra đảo Ốc Hoa thuộc Hoàng Sa, xây dựng cầu cảng hàng không với đường băng 3.500 m ở Đảo Cây, lấn biển ở khu vực cụm đảo An Vĩnh. 

Theo người phát ngôn, những hành động này của Bắc Kinh không chỉ đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt - Trung, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ song phương mà còn vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố ứng xử DOC, làm phức tạp và căng thẳng tình hình ở Biển Đông. 

Ông Bình cho hay Việt Nam kiên quyết bác bỏ và phản đối mạnh mẽ những hành động nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu nước này chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế. Trung Quốc cần có hành động thiết thực đóng góp vào việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước cũng như duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đề cập tới việc tàu cá của tỉnh Quảng Nam mang số hiệu QNA 91939 TS cùng 10 thuyền viên trong lúc đang hoạt động bình thường tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã bị tàu của Trung Quốc mang số hiệu 46101 khống chế và lấy đi một số tài sản trên tàu, người phát ngôn khẳng định đây là các hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế cũng như tinh thần của Tuyên bố DOC. Các hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với các ngư dân Việt Nam trong bất kỳ trường hợp nào là không thể chấp nhận được và Việt Nam kiên quyết phản đối.

"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động vô nhân đạo này, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi của các lực lượng chức năng Trung Quốc, đồng thời bồi thường thiệt hại cho các ngư dân Việt Nam, không để tái diễn các hành vi tương tự", ông Bình nói.


Người dân sẽ phải mua nhà giá cao hơn vì quyết định này của Bộ Công thương?

Văn bản áp thuế tự vệ tạm thời lên gấp 2 – 3 lần đối với phôi thép và thép dài là cứu cánh cho Hòa Phát, nhưng lại là "gánh nặng" cho các doanh nghiệp bất động sản.

anh minh hoa. nguon: internet.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

 

Thị trường xây dựng gần đây được phen xôn xao với thông tin giá thép tăng cao từ đầu tháng 3. Nhiều thông tin cho biết các nhà máy thép gần đây đã liên tục tăng giá và có hiện tượng găm hàng chờ giá lên.

Hiện tượng này là tất yếu khi Quyết định 862 đã được Bộ Công thương chính thức thông qua, như một cách tự vệ tạm thời với 2 mặt hàng phôi thép và thép dài trước sức ép từ thép nhập khẩu.

Theo đó, mức thuế tạm thời đối với phôi thép là 23,3%, thép dài (thép cuộn và thanh) 14,2% dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung. Trong khi trước đó, thuế nhập khẩu đối với phôi thép là 10%, thép dài 0%-5%.

Với việc áp thuế trên, giá thép tăng khoảng 3% so với thời điểm trước.

Nếu coi văn bản của Bộ Công Thương là cứu cánh cho Thép Hòa Phát - đơn vị đã viết đơn kêu cứu Bộ này, thì cũng có thể đó coi là một "án mạng" cho các doanh nghiệp không sở hữu nhà máy phôi và phải mua ngoài toàn bộ.

Trong ngành xây dựng, thép và xi măng là yếu tố quyết định đến 40% việc cấu thành giá sản phẩm nhà ở. Việc tăng thuế nhập khẩu, dẫn đến giá thép tăng, chắc chắn sẽ đẩy giá nhà ở tăng theo.

Trao đổi với Trí thức trẻ, ông Nguyễn Viết Hải – Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư VIC – cho biết: Thép là yếu tố chính và giá tăng lên sẽ tác động trực tiếp tới cấu thành giá xây dựng, buộc các đơn vị chủ đầu tư sẽ phải có những điều chỉnh phù hợp hơn và việc tăng giá bán sản phẩm là điều đương nhiên.

Tuy nhiên, về giá sản phẩm của dự án có tăng lên hay không, ông Hải cho rằng điều này còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như vật tư, vật liệu, nhân công lao động…

Lời kêu cứu của Hòa Phát xuất phát từ lượng phôi thép nhập khẩu tăng chóng mặt, gây áp lực tới sản xuất thép trong nước mà Hòa Phát giữ thị phần chủ yếu.

Năm 2015 lượng phôi thép nhập khẩu tăng tới 1,9 triệu tấn, hơn 300% so với năm 2014. Tháng 1/2016, lượng nhập khẩu tăng lên 326.000 tấn, bằng 1/6 tổng lượng phôi thép nhập khẩu năm 2015 và tăng 220% so với cùng kỳ năm 2015.

Tuy nhiên, việc áp thuế tạm thời này chỉ có hiệu lực ngắn, tới tháng 10/2016.


Việt Nam đề nghị Thái Lan làm rõ kế hoạch bơm nước ở Mekong

Trước kế hoạch của Thái Lan về hút nước sông Mekong và xây cửa chắn phục vụ cho nông nghiệp, Việt Nam đã nêu yêu cầu Bangkok làm rõ trong cuộc họp gần đây.
nganh nong nghiep thai lan cung dang chiu canh han han tuong tu viet nam. anh: reuters

Ngành nông nghiệp Thái Lan cũng đang chịu cảnh hạn hán tương tự Việt Nam. Ảnh: Reuters

"Việt Nam đã bày tỏ quan ngại và đề nghị phía Thái Lan sớm cung cấp thông tin cụ thể về thực hiện kế hoạch tại cuộc họp lần thứ 42 của Ủy ban liên hợp Ủy hội sông Mekong quốc tế tại Cần Thơ từ 15-17/3", ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong cuộc họp báo chiều nay.

Ông Bình đề cập tới việc việc truyền thông Singapore và Campuchia đưa tin Thái Lan đang hút một lượng nước lớn từ sông Mekong để dự trữ, đồng thời sắp xây một số cửa chắn nước từ các nhánh sông Mekong và xây ba hồ chứa nước dự trữ phục vụ nông nghiệp nước này. 

Người phát ngôn nhắc lại lập trường của Việt Nam về việc sử dụng nguồn nước sông Mekong đã nhiều lần được nêu rõ. Theo đó các quốc gia liên quan phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, đảm bảo các công trình thủy điện trên dòng chính sông không gây ảnh hưởng đến môi trường của các nước ven sông, nhất là các nước hạ nguồn, theo đúng thông lệ quốc tế và các quy định của Ủy hội sông Mekong để đảm bảo hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông cũng như của người dân sinh sống trong khu vực.

Theo Straits Times, Thái Lan thực hiện việc bơm nước từ sông Mekong lên đông bắc nước này từ giữa tháng 2 năm nay. Cơ quan phụ trách tưới tiêu của Thái Lan ước tính lượng nước bơm lên trong vòng ba tháng, kể từ ngày bắt đầu bơm, là 47 triệu mét khối.

Do tác động của El Nino, lượng mưa trong khu vực giảm mạnh khoảng 20-30% so với trung bình nhiều năm, trong khi đó lượng nước sông Mekong về Việt Nam giảm 50%, dẫn đến tình trạng mặn lấn sâu vào đất liền đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều nơi nước mặn vào sâu đất liền tới 70-90 km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 15 đến 20 km. Kinh tế và đời sống dân sinh của 10/13 tỉnh thành phố như Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh Sóc Trăng... chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của xâm nhập mặn.

Theo yêu cầu của Việt Nam, Trung Quốc từ ngày 14/3 đã tăng lưu lượng nước xả từ đập thủy điện Cảnh Hồng ở Vân Nam xuống khu vực hạ lưu từ mức 1.100 m3/ giây lên 2.190 m3/giây, gấp đôi so với trung bình cùng kỳ nhiều năm trước. Việc xả nước dự kiến kéo dài tới 10/4.


Trung Quốc thông báo xả gấp đôi lượng nước ở Mekong

Lưu lượng nước mà Trung Quốc thông báo xả xuống hạ lưu sông Mekong cao hơn mức thông thường của nhiều năm trước hai lần.
cac tinh mien tay viet nam dang trai qua tran han han lich su. anh: cuu long

Các tỉnh miền Tây Việt Nam đang trải qua trận hạn hán lịch sử. Ảnh: Cửu Long

Đại diện Bộ Thủy lợi Trung Quốc hôm 14/3 đã đến gặp đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc thông báo nước này tăng lưu lượng nước xả từ đập thủy điện Cảnh Hồng ở Vân Nam xuống khu vực hạ lưu từ mức 1.100 m3/ giây lên 2.190 m3/giây, gấp đôi so với trung bình cùng kỳ nhiều năm trước, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao chiều nay trả lời câu hỏi của VnExpress.

Ông Bình cũng xác nhận thông tin mà truyền thông Trung Quốc đăng tải hôm 15/3, đó là việc xả nước sẽ được kéo dài đến ngày 10/4. Hoạt động này của Trung Quốc được thực hiện sau khi Việt Nam nêu đề nghị qua các kênh ngoại giao, nhằm góp khắc phục hạn hán cũng như tình trạng xâm nhập mặn ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.Người phát ngôn cho biết thêm, trước khi đưa đề nghị với các cơ quan Trung Quốc, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, lên các phương án cụ thể nhằm khắc phục hạn hán và xâm nhập mặn ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nói đến các đánh giá cụ thể về tác động, ông Bình cho rằng các cơ quan chức năng liên quan sẽ có những đánh giá sâu hơn và chi tiết hơn.

vi tri thuy dien canh hong. do hoa: michael buckley (click vao hinh de xem co lon)

Vị trí thủy điện Cảnh Hồng. Đồ họa: Michael Buckley

"Bộ Ngoại giao cũng đang tiếp tục tích cực trao đổi với Trung Quốc cũng như các quốc gia ven sông Mekong để các nước cùng nhau sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, đảm bảo lợi ích hài hòa của các quốc gia ven sông cũng như người dân sinh sống ở khu vực này", ông Bình nói.

Do tác động của El Nino, lượng mưa trong khu vực giảm mạnh khoảng 20-30% so với trung bình nhiều năm, trong khi đó lượng nước sông Mekong về Việt Nam giảm 50%, dẫn đến tình trạng mặn lấn sâu vào đất liền đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều nơi nước mặn vào sâu đất liền tới 70-90 km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 15 đến 20 km.

Kinh tế và đời sống dân sinh của 10/13 tỉnh thành phố như Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh Sóc Trăng... chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của xâm nhập mặn. Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp, diện tích lúa thiệt hại từ cuối năm 2015 đến nay gần 160.000 ha, trong đó phần lớn là không có thu hoạch. Các tỉnh bị thiệt hại nhiều là Kiên Giang hơn 54.000 ha, Cà Mau gần 50.000 ha, Bến Tre gần 14.000 ha.


Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân tàu cá Quảng Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc điều tra xử lý nghiêm hành vi khống chế, lấy tài sản; bồi thường thiệt hại cho ngư dân tàu cá Quảng Nam.

nguoi phat ngon bo ngoai giao viet nam le hai binh. anh: duong ngoc

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Dương Ngọc

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 17-3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước các hoạt động gần đây của Trung Quốc tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như cho tàu Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ tải trọng 10.000 tấn đưa 300 khách ra đảo Ốc Hoa; xây dựng cảng hàng không với đường băng 3.500m ở Đảo Cây; lấn biển ở khu vực cụm đảo An Vĩnh…, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết Việt Nam một lần nữa khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa.

“Việc Trung Quốc tiếp tục bồi đắp, mở rộng, xây dựng, làm thay đổi nguyên trạng quần đảo Hoàng Sa và tổ chức du lịch ra quần đảo này, bất chấp sự quan ngại của phía Việt Nam và cộng đồng quốc tế là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Những hành động này không chỉ đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ song phương; mà còn vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN - Trung Quốc, làm phức tạp, căng thẳng tình hình ở Biển Đông” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.

Ông Bình nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết bác bỏ và phản đối mạnh mẽ hành động nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động tương tự; tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế; có hành động thiết thực đóng góp vào việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung cũng như duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục