tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 30-06-2016

  • Cập nhật : 30/06/2016

TPHCM: Triển khai các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

Ngày 29-6, UBND TPHCM phối hợp với Học viện cán bộ thành phố tổ chức Hội nghị Quán triệt, triển khai các giải pháp nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, thành phố (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố (PCI).

lanh dao tp.hcm yeu cau ca so, nganh, quan huyen tren dia ban phai nang cao tinh than phuc vu nguoi dan va dn. anh: nguyen hue

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu cá sở, ngành, quận huyện trên địa bàn phải nâng cao tinh thần phục vụ người dân và DN. Ảnh: Nguyễn Huế

Theo UBND TP.HCM, năm 2015, Chỉ số PAPI của thành phố có tới 2 nội dung có điểm dưới mức trung bình là “ Tham gia của người dân ở cấp cơ sở” (đạt 4,27/10 điểm) và “ trách nhiệm giải trình với người dân” ( đạt 4,97/10 điểm); 2 nội dung chỉ trên mức trung bình một chút là “ công khai minh bạch” đạt 5,41/10 điểm và “ kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” đạt 5,14/10 điểm, 2 chỉ số “ cung ứng dịch vụ công” và “ thủ tục hành chính công” trên trung bình, đạt từ 7 điểm trở lên.

Trong khí đó, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố chưa ổn định, thiếu bền vững. Nhìn tổng thể trong 5 năm 2011- 2015 thành phố có 7/10 chỉ số thành phần luôn có điểm số dưới mức trung bình so với cả nước. Trong đó, có 4 chỉ số thành phần có thứ hạng trong nhóm thấp nhất và không có sự cải thiện đáng kể gồm: tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, tính năng động của lãnh đạo, thiết chế pháp lý.

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, để nâng cao chỉ số PAPI và PCI của Thành phố, mới đây, ngày 28-6, UBND TPHCM đã ban hành 2 quyết định gồm: Quyết định 3292/QĐ-UBND về kế hoạch kế hoạch triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện Chỉ số PAPI trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 3293/ QĐ –UBND về kế hoạch triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI của Thành phố.

Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, mục tiêu của 2 Quyết định trên nhằm xây dựng chính quyền gần dân hơn, vì dân phục vụ, phục vụ dân và doanh nghiệp không điều kiện, trên tinh thần hết sức cầu thị, sẵn sàng nhận lỗi và khắc phục để phục vụ tốt hơn; tập trung cải thiện nâng cao điểm số của 6 nội dung đánh giá của Chỉ số PAPI và nâng cao Chỉ số PCI của Thành phố.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan chậm nhất đến 15-7 phải triển khai, quán triệt tới từng cán bộ, công chức, viên chức nghiêm túc thực hiện kế hoạch trên. 

Tại hội nghị, các học viên đến từ các Sở, ban ngành, quận huyện đã được nghe phổ biến, quán triệt về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chỉ số đánh giá PAPI và PCI tại Thành phố.

Theo đó, các cơ quan đơn vị phải đẩy mạnh, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến Pháp luật và Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, trong đó, trọng tâm là về những nội dung phải công khai để nhân dân biết, nhân dân bàn và quyết định, nội dung nhân dân ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Cần tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, người dân. Công khai số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ người dân.


Tây Ninh: Bắt giữ gần 1.300 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 389 Tây Ninh, trong 6 tháng đầu năm 2016, các lực lượng chức năng và Ban chỉ đạo 389 các huyện, thành phố của Tây Ninh đã phát hiện và bắt giữ 1.290 vụ vi phạm, giảm 0,07% so với cùng kỳ năm trước, tang vật vi phạm trị giá trên 20 tỷ đồng.

doi tuong va tang vat thuoc la nhap lau do hai quan tay ninh bat giu.

Đối tượng và tang vật thuốc lá nhập lậu do Hải quan Tây Ninh bắt giữ.

Các lực lượng đã xử phạt vi phạm hành chính tổng cộng 951 vụ, giảm 6,58% so với cùng kỳ năm trước, với tổng số tiền thu phạt 8.588,53 triệu đồng tăng 49,69% so với cùng kỳ năm 2015.

Ông Huỳnh Văn Đức, Cục trưởng Cục Hải quan Tây Ninh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh Tây Ninh cho biết, hàng hóa vi phạm chủ yếu là thuốc lá điếu (450.846 gói), rượu ngoại (292 chai), đường cát (78.844 kg), sữa ngoại (1.973 chai). Ngoài ra, các lực lượng cũng đã kiểm tra, phát hiện  và ngăn chặn nhiều hoạt động kinh doanh, vận chuyển ngoại tệ, tiền Việt Nam, gỗ quý… trái phép trên địa bàn tỉnh.

Trong số các vụ vi phạm, các lực lượng chức năng đã khởi tố hình sự 36 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại…

Cụ thể, lực lượng Hải quan khởi khởi tố 5 vụ, với 5 đối tượng, chuyển cơ quan Công an khởi tố 2 vụ ma túy. Lực lượng Công an khởi tố 26 vụ, với 32 đối tượng; Lực lượng Biên phòng khởi tố 5 vụ, với 9 đối tượng.

Theo nhận định của lực lượng chức năng, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn vẫn còn diễn biến phức tạp với tính chất ngày càng tinh vi, manh động hơn gây khó khăn cho lực lượng chức năng chống buôn lậu trên địa bàn.

Các đối tượng lợi dụng các khu vực cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở để vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nhằm trốn tránh sự kiểm tra, giám sát và kiểm soát của các lực lượng chức năng.

Các đối tượng cho người theo dõi, giám sát lực lượng chống buôn lậu. Một số đối tượng rất manh động, sử dụng phương tiện chuyên chở hàng lậu là ghe máy, xe mô tô có phân khối lớn chạy với tốc độ cao gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong đấu tranh, ngăn chặn. Có trường hợp chống người thi hành công vụ để đánh tháo hàng.


Huy động trái phiếu Chính phủ đã đạt 83% kế hoạch

 Theo số liệu mới công bố của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại- Bộ Tài chính, tính đến 26-6, trị giá huy động vốn vay thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở 7 kỳ hạn khác nhau đạt khoảng 182 nghìn tỷ đồng, đạt 83% kế hoạch.

anh minh hoa. nguon: internet.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Đánh giá lại công tác quản lý nợ công trong 6 tháng qua, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, việc xây dựng Luật Quản lý nợ công sửa đổi đang được triển khai đúng tiến độ để kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10-2017.

Đơn vị này cũng đã hoàn tất trình Chính phủ 2 nghị định và 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn về quản lý nợ công.

Bên cạnh việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đã chủ động triển khai việc đàm phán, ký kết, giải ngân các khoản vay từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển và vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài; phối hợp với các đơn vị để triển khai và cập nhật tình hình huy động vốn vay trong nước của Chính phủ.

Tính đến 26-6, trị giá huy động vốn vay thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ  ở 7 kỳ hạn khác nhau khoảng 182 nghìn tỷ đồng, đạt 83% kế hoạch.

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã đàm phán, ký kết 19 hiệp định vay với tổng giá trị quy đổi khoảng hơn 3,417 tỷ USD, với cơ cấu phân bổ, cấp phát cho các chương trình, dự án đầu tư không có khả năng hoàn vốn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước khoảng 783 triệu USD; vay hỗn hợp hơn 1,804 tỷ USD; cho vay lại 100% khoảng 562,6 triệu USD.

Cùng với việc báo cáo Chính phủ sửa đổi điều chỉnh cơ chế chính sách về cấp và quản lý và bảo lãnh Chính phủ theo hướng hạn chế đối tượng, siết chặt điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ, tăng cường hiệu quả quản lý bảo lãnh, đơn vị cũng đã trình Bộ ban hành thông tư hướng dẫn bảo đảm đảm cho khoản vay được chính phủ bảo lãnh, công tác cấp và quản lý và bảo lãnh đã có những bước cải thiện quan trọng.

Tính đến 31-5, dư nợ các dự án bảo lãnh vay vốn trong nước hơn 1.651 triệu USD. Các dự án được bảo lãnh vay trong nước đã giải ngân được 35,47 triệu USD, trả nợ gốc 81,9 triệu USD, trả nợ lãi hơn 895,03 triệu USD.


Duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu dưới 3%

Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng vừa được công bố đã nhấn mạnh đến việc cải tiến mô hình kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn vốn vay.

cac to chuc tin dung can tiep tuc trien khai quyet liet, dong bo cac giai phap xu ly no xau. anh: internet

Các tổ chức tín dụng cần tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu. Ảnh: Internet

Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP, Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ vừa được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng ký ban hành đã đặt ra nhiều chỉ tiêu và phân công công việc cụ thể cho từng ban ngành, tổ chức.

Theo bản kế hoạch, trong giai đoạn tới toàn ngành ngân hàng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm góp phần cải thiện Chỉ số tiếp cận tín dụng, trong đó tập trung vào hỗ trợ nâng cao xếp hạng tín dụng quốc gia vào nhóm 30 nước đứng đầu theo đánh giá của World Bank; nâng cao mức độ sẵn có và đầy đủ về dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế.

Ngành ngân hàng cần cải thiện, minh bạch và đảm bảo an toàn hệ thống thông tin tín dụng; tạo điều kiện cho doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa), tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng, thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Bản kế hoạch còn nêu cao việc tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không phù hợp, cắt giảm tối đa 10% chi phí tuân thủ...

Đặc biệt, hệ thống các tổ chức tín dụng cần tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, triển khai các giải pháp mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường theo Phương án được phê duyệt, đồng thời từng bước hình thành thị trường mua bán nợ. 

Từ đó, toàn ngành ngân hàng phấn đấu duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% tổng dư nợ theo chuẩn mực phân loại nợ của Việt Nam.

Bản kế hoạch cũng nêu rõ khẩn trương xây dựng và triển khai Đề án phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Trong giai đoạn này, NHNN sẽ đẩy mạnh triển khai thực hiện kết nối Hải quan một cửa trong giai đoạn 2016-2018 đối với thủ tục hành chính “chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép”.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục