tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 25-04-2016

  • Cập nhật : 25/04/2016

Thủ tướng đồng ý xây sân bay Lai Châu

thu tuong nguyen xuan phuc chu tri cuoc hop voi lanh dao tinh lai chau chieu 22/4.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Lai Châu chiều 22/4.

Đây sẽ là sân bay lưỡng dụng, bao gồm cả mục đích dân sự và quốc phòng, cứu hộ cứu nạn...

Đề xuất xây sân bay của tỉnh Lai Châu vừa được Thủ tướng chấp thuận về mặt chủ trương và yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng xem xét, đẩy nhanh tiến độ dự án.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu chiều 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu địa phương này tập trung vào một số việc cần phải làm ngay, trong đó chú trọng thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp…

Báo cáo trước Thủ tướng, Bí thư Tỉnh uỷ Lai Châu Nguyễn Khắc Chử mong muốn Chính phủ có những chỉ đạo, chính sách để hỗ trợ Lai Châu nhanh chóng cải thiện về hạ tầng, trong đó có việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm ở đây như đường nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai với thành phố Lai Châu và sự án sân bay Lai Châu.

Trong đó, riêng dự án sân bay Lai Châu có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 8.000 tỷ đồng cho hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng.

Theo đề án, đây sẽ là sân bay lưỡng dụng, bao gồm cả mục đích dân sự và quốc phòng, cứu hộ cứu nạn.

Cho ý kiến về một số kiến nghị cụ thể của Lai Châu, Thủ tướng đồng ý giao Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm đường nối cao tốc Hà Nội -Lào Cai với thành phố Lai Châu và dự án sân bay Lai Châu; các bộ, ngành khẩn trương bố trí vốn theo kế hoạch để thực hiện dự án đường giao thông liên vùng - đường tỉnh 107.

“Sân bay này trước sau gì cũng phải làm, nhưng lộ trình như thế nào thìBộ Quốc phòng cân nhắc”, Thủ tướng phát biểu.

Theo Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, dự án này được xác định là sân bay chuyên dụng phục vụ cho trực thăng và tàu bay nhỏ. Theo quy định, việc này Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý, sử dụng và khai thác nên đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ theo quy định của pháp luật. Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Quốc phòng sớm xem xét, kết luận về nội dung này.


Làm rõ thông tin “nộp phí bôi trơn sổ đỏ” trước 16/5

lam ro thong tin “nop phi boi tron so do” truoc 16/5

Làm rõ thông tin “nộp phí bôi trơn sổ đỏ” trước 16/5

Liên quan tới thông tin “44% sổ đỏ phải nộp phí bôi trơn”, Bộ TN&MT vừa có văn bản số 1415/BTNMT-TCQLĐĐ gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị các địa phương chỉ đạo kiểm tra làm rõ vấn đề này.

Bộ TN&MT công bố đường dây nóng Các địa phương tổ chức thanh tra công vụ, phát hiện những cán bộ, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận; xử lý nghiêm minh đối với cá nhân, tổ chức có liên quan.

Bên cạnh đó, rà soát các thủ tục hành chính về đất đai đã ban hành, công bố theo quy định; việc công khai các loại phí, lệ phí mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải nộp khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận tại nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy định.

Ngoài ra, thiết lập, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về đường dây nóng tiếp nhận, phản ánh, kiến nghị về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai và tình trạng gây nhũng nhiễu trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận ở địa phương.

Công văn cũng yêu cầu các địa phương báo cáo kết quả trước ngày 16/5/2016.

*Trước đó, ngày 22/4, Bộ TN&MT đã công bố đường dây nóng - số máy 043.795.7889 - tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai và nhũng nhiễu trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


Cả nước có 570.000 ha sắn

Trong hai ngày 22 và 23.4 tại Kon Tum đã diễn ra hội thảo và tổng kết phát triển sắn (mì) bền vững.
 Ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hiệp hội Sắn VN cho hay, cả nước hiện có 570.000 ha sắn, năng suất bình quân trên 18 tấn/ha. Năm 2015 cây sắn là 1 trong 10 sản phẩm xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD, đứng thứ 4 sau lúa, cà phê và cây điều.
Một số địa phương đã áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất, cây sắn đang cho nông dân thu nhập cao hơn nhiều loại cây trồng khác trên cùng một đơn vị diện tích.
Nhiều ý kiến tham gia hội thảo cho rằng, việc phát triển cây sắn ở nhiều địa phương mang tính tự phát, phương thức canh tác lạc hậu, năng suất thấp, giá cả, thị trường tiêu thụ chưa ổn định. Vì vậy chính quyền các địa phương cần xác định lại vị trí của cây sắn trong cơ cấu cây trồng; quy hoạch và giữ vững quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến; lựa chọn, nghiên cứu, sản xuất và áp dụng giống sắn có năng suất cao phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương.

Yêu cầu thay thế nhà thầu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

yeu cau thay the nha thau tuyen duong sat cat linh - ha dong

Yêu cầu thay thế nhà thầu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Hiện tại hầu hết nhà ga đã thi công xong phần ke ga và chuẩn bị tiến hành lắp đặt hệ khung giàn mái che các nhà ga.

Ngày 22-4, lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) xác nhận vừa có yêu cầu Tổng thầu EPC (Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) thay thế ngay nhà thầu là Công ty TNHH Xây dựngvà dịch vụ Trường Sơn đang trực tiếp thi công nhà ga La Thành thuộc dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Nguyên nhân do nhà thầu này không đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thi công, chất lượng công trình, tiến độ của dự án. Cụ thể, theo kế hoạch nhà ga La Thành phải hoàn thành kết cấu chủ thể tầng hai, tầng ba vào ngày 13-3. Tuy nhiên, đến nay ga La Thành vẫn chưa hoàn thành các cầu thang bộ tầng hai và bốn góc đỉnh tầng ke ga, chậm so với tiến độ khoảng 40 ngày.

Đồng thời, qua kiểm tra công tác an toàn cho thấy hệ thống lưới an toàn bao quanh toàn bộ tầng ba của ga vẫn chưa được nhà thầu lắp dựng theo biện pháp được duyệt, nhà thầu chỉ lắp lưới chống bụi mà không lắp lưới B40 chống vật rơi. Bên cạnh đó, hệ thống lan can, sàn đạo tầng một, tầng hai còn tồn tại một số vị trí hở, thủng nên tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho người tham gia giao thông. Ban Quản lý dự án đường sắt, tư vấn giám sát đã nhiều lần nhắc nhở nhà thầu, tuy nhiên công tác khắc phục của nhà thầu vẫn chậm chạp.

Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường sắt, đơn vị này cũng phê bìnhTổng thầu EPC vì đã không sát sao kiểm soát công trường để xảy ra các tồn tại trên. Bên cạnh đó, Tổng thầu EPC phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc không đảm bảo an toàn, chất lượng công trình cũng như chậm tiến độ thi công của nhà ga trên.

Liên quan đến dự án này, trước đó Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, cũng cho biết hiện công tác mua sắm thiết bị tuyến Cát Linh - Hà Đông triển khai rất chậm ảnh hưởng đến tiến độ toàn bộ dự án. Trong 12 chuyên ngành về thiết bị, đến nay mới triển khai được 1/12 là sản xuất đoàn tàu, do chưa phê duyệt được hồ sơ mời thầu.

Hiện tại hầu hết nhà ga đã thi công xong phần ke ga và chuẩn bị tiến hành lắp đặt hệ khung giàn mái che các nhà ga. Tuy nhiên, còn một số các hạng mục phụ trợ tổng thầu vẫn chưa ký hợp đồng với các nhà thầu phụ… Bên cạnh đó, các nhà thầu phụ đang kiến nghị tổng thầu điều chỉnh lại giá thép cho phù hợp với thời điểm hiện tại.


18 năm trước, tập đoàn Formosa từng dính phải bê bối rác thải chết người ở Campuchia

anh minh hoa (nguon: internet)

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Sau khi được tàu biển cỡ lớn chở đến Campuchia, hàng nghìn tấn rác thải công nghiệp có hàm lượng thủy ngân vượt mức tiếp tục được chuyển đến một bãi rác ở ngoại ô Sihanoukville. Cách bãi rác này chỉ 1km là khu dân cư có gần 3.000 người sinh sống.

Những ngày gần đây, hiện tượng cá chết hàng loạt diễn ra ở các tỉnh miền Trung đang gây xôn xao dư luận. Cho đến nay nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được tìm ra, Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, nguyên nhân là do độc chất mạnh, dù chưa xác định được nguồn chất độc này là từ đâu.

Ngày 22/4, ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã xác nhận thông tin về đường ống dẫn thải khổng lồ của công tyFormosa đang xả chất thải ra biển. Trong khi đó theo thông tin đăng trên báo Tuổi Trẻ sáng nay (24/4), Formosa đã nhập hóa chất cực độc để súc xả đường ống này nhưng không thông báo cho địa phương.

Có phải ống thải của Formosa chính là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt hay không vẫn chỉ là một nghi vấn và phải chờ kết luận chính xác từ phía cơ quan điều tra. Tuy nhiên, khi lật lại lịch sử, tập đoàn đến từ Đài Loan đã từng vướng phải bê bối về môi trường ở Campuchia.

Sự việc xảy ra vào năm 1998, khi Formosa thừa nhận đã đưa một lượng lớn rác thải độc hại đến miền Tây Nam Campuchia và khiến môi trường ở đây bị ô nhiễm nặng. Rác thải công nghiệp đã được Formosa Plastics Group (FPG) - một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á - vận chuyển đến Sihanoukville, một thị trấn ven biển cách thủ đô Phnom Penh 115 dặm. Sau khi được tàu biển cỡ lớn chở đến Campuchia, hàng nghìn tấn rác thải công nghiệp tiếp tục được chuyển đến một bãi rác ở ngoại ô Sihanoukville. Cách bãi rác này chỉ 1km là khu dân cư có gần 3.000 người sinh sống.

Không có ai canh gác bãi rác này cũng như không có bất cứ cảnh báo nguy hiểm nào, nhiều người dân quanh đó đã tận dụng lấy nhựa ở đây về sử dụng. Chỉ trong vài ngày sau đó, nhiều người dân có biểu hiện sốt cao và tiêu chảy. Một công nhân bốc vác có tham gia vào quá trình tháo dỡ rác phải nhập viện và sau đó đã thiệt mạng.

Nhiều cuộc kiểm tra sau đó đã đưa ra những thông số khác nhau nhưng đều đi đến kết luận hàm lượng thủy ngân gấp nhiều lần so với mức cho phép. Là một trong những nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới, FPG phải sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất và do đó phải xử lý một lượng lớn rác thải nhiễm thủy ngân.

Sau khi sự việc được phanh phui, người dân địa phương đã rất phẫn nộ. Bãi rác này đe dọa đến nguồn đất, nguồn nước của vùng lân cận. Chính phủ Campuchia vào cuộc điều tra và tìm ra một công ty của Campuchia đã ký hợp đồng nhập khẩu số rác thải này, đồng thời buộc tội FPG đã hối lộ 3 triệu USD cho các quan chức địa phương để quá trình vận chuyển trót lọt. Cuối cùng trước sức ép từ phía người dân và Chính phủ Campuchia, FPG đã phải xin lỗi, bồi thường và vận chuyển số rác thải này trở về Đài Loan.

Vụ việc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, không chỉ gây thiệt hại về mặt sức khỏe của người dân mà còn ảnh hưởng đến kinh tế của Sihanoukville vì đây vốn là một điểm du lịch hấp dẫn của Campuchia. Đồng thời đây cũng là lời cảnh tỉnh về tác hại của các loại rác thải công nghiệp.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục