Chủ tịch Hà Nội xin thôi giữ chức vụ
Khởi tố chủ tịch xã vì cố ý làm trái
400 người đình công vì công ty Hàn Quốc nợ bảo hiểm gần 3 tỷ
Việt Nam phản đối việc đe dọa dùng vũ lực với tàu tiếp tế Trường Sa
Quốc hội yêu cầu giữ môn Lịch sử
Tin trong nước đọc nhanh trưa 27-11-2015
- Cập nhật : 27/11/2015
Việt Nam cử đoàn quan sát tại tòa xử 'đường lưỡi bò'
"Việt Nam đã tiếp tục cử đoàn với tư cách quan sát viên đến dự phiên tranh tụng về nội dung thực chất của vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc diễn ra từ ngày 24 đến 30/11", ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết chiều nay.
Theo ông Bình, là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, lập trường nhất quán của Việt Nam là luôn theo đuổi, ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).
Hồi tháng 7, khi Toà trọng tài Liên Hợp Quốc (PCA) mở phiên tranh tụng đầu tiên về vấn đề thẩm quyền của tòa, bắt đầu bắt đầu xem xét vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam đã cử đoàn tham gia với tư cách quan sát viên. Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Nhật Bản cũng có đoàn tương tự.
Philippines hôm nay cảnh báo với PCA rằng việc Trung Quốc xây đảo trái phép đang hủy hoại đáy Biển Đông. Manila trước đó chỉ trích Trung Quốc vi phạm luật quốc tế một cách "trắng trợn và cố chấp". Bắc Kinh từ năm ngoái đẩy mạnh việc cải tạo và xây dựng ở ít nhất 7 đá thuộc Trường Sa, khiến nhiều nước bày tỏ quan ngại Trung Quốc có thể lập các căn cứ quân sự.
Với đường lưỡi bò phi lý, Trung Quốc tham vọng chiếm gần trọn Biển Đông, đi sâu vào khu vực thuộc chủ quyền của các nước như Việt Nam, Philippines. Philippines từ năm 2013 đã gửi đơn kiện lên tòa PCA. Dự kiến toà ra sẽ ra phán quyết vào năm sau.
Việt Nam - Campuchia xây hai cột mốc biên giới
Trên thực địa, cột mốc số 30 ở cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh - Ozadao, thuộc cặp tỉnh Gia Lai - Ratanakiri, và cột mốc số 275 thuộc cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên - Phnom Den, thuộc hai tỉnh An Giang - Takeo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết trong cuộc họp báo chiều nay. Việc khởi công diễn ra ngày 20/11 vừa qua.
Theo ông Bình, Việt Nam và Campuchia cũng xây đoạn đường nối trạm kiểm soát của hai cửa khẩu nêu trên, có độ dài khoảng 450 m. Việc xây các công trình này nằm trong gói giải pháp tổng thể gồm ba mốc 30, 275 và 314 mà hai bên đã ký trong bản ghi nhớ ngày 23/4/2011.
Các hoạt động nêu trên của hai nước là nhằm thực hiện Hiệp định hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Campuchia ký ngày 27/12/1985 và Hiệp ước bổ sung vào 10/10/2005.
"Việc xây dựng hai cột mốc đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền, hướng tới xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước", ông Bình nói.
Trong 9 năm qua, Việt Nam và Campuchia đã phân giới được 920 km trong tổng số chiều dài đường biên giới khoảng 1.137 km, xác định được 260 vị trí mốc, xây dựng được 305 cột mốc.
Thời điểm tháng 7 năm nay, hai bên xác định còn 7 đoạn biên giới trên toàn tuyến biên giới đất liền mà hai nước chưa thống nhất được cách giải quyết. Hồi đầu tháng, đề cập tới khu vực biên giới Đắk Đăm thuộc tỉnh Đắk Nông của Việt Nam tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri thuộc Campuchia, ông Bình nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, lịch sử và quản lý thực tế để khẳng định khu vực này luôn thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của Việt Nam.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa: 'Thông tin lề phải không đăng người ta đọc lề trái'
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, hạn chế quyền tự do báo chí trong nước và quyền tự do dân chủ của công dân, vô tình tạo điều kiện cho báo chí nước ngoài phát huy vai trò của họ. “Chức năng của báo chí là thông tin, giám sát và phê phán chứ không chỉ khen và ca ngợi, tất nhiên phải đúng và hợp lý. Pháp luật quốc tế cũng thừa nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và họ cũng quy định giới hạn như thế nào”, đại biểu Nghĩa nói.
Theo đại biểu Nghĩa, trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập, nếu quản lý không hợp lý, không khôn ngoan, không dân chủ thì tưởng chừng như chặt chẽ, nhưng phản tác dụng, gậy ông đập lưng ông. "Ví dụ, báo trong nước không đăng thì người ta đọc báo nước ngoài, lề phải không đăng người ta đọc lề trái, báo không đăng thì người ta lên Facebook, chẳng lẽ cứ mỗi lần như thế chúng ta lại cấm", ông nói.
Ông đề nghị trên cơ sở dự thảo, từ nay cho đến lúc ban hành cần nghiên cứu lại rất kỹ và đặc biệt lưu ý đặc trưng của xã hội ngày nay, của các tầng lớp thanh niên, lớp trẻ, đặc trưng công nghệ ngày nay; nếu quản lý quá chặt thì "đôi khi không được gì hết”.
Đưa ra hình tượng báo chí hiện nay phải đi bằng 2 chân (phục vụ mục đích tôn chỉ tờ báo và doanh nghiệp tự chủ kinh tế), đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, 2 cái chân đôi khi không cùng hướng, thậm chí dẫm lên nhau khiến báo chí khó tiến lên.
Do đó, nếu không tạo một hành lang đủ mạnh để báo chí tự chủ và tích lũy về kinh tế thì không có sức cạnh tranh thông tin với các tập đoàn truyền thông lớn ngay tại sân nhà. “Một thế hệ trẻ sẽ thích nghi với các kênh truyền thông nước ngoài và không còn quan tâm, quay lưng với hệ thống báo chí trong nước nếu chúng ta không kịp đổi mới, tăng cường sức mạnh cho báo chí”, đại biểu Thường cảnh báo.
Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang cho rằng cần thực hiện nghiêm túc quy chế phát ngôn nhằm cung cấp thông tin đầy đủ để các cơ quan báo chí có thể thông tin kịp thời tình hình đất nước đến công chúng, không để lại khoảng trống thông tin cho những suy nghĩ, đồn đoán đến từ nguồn không chính thống.
Theo bà Trang, một trong những khía cạnh thể hiện quyền tự do báo chí là việc chỉ đạo định hướng thông tin. “Các cơ quan báo chí không ngại khó nhưng thật lòng mà nói những người đứng đầu các tòa báo cũng rất dễ mất ngủ khi nhận tin nhắn chỉ đạo vào thời điểm đêm khuya, khi bài báo sắp qua nhà in”, đại biểu Trang nêu thực tế.
Liên quan đến chức danh Tổng giám đốc cơ quan báo chí, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Nguyễn Hữu Thuận cho hay, ở các nước có báo chí tư nhân, nên phải có người đứng ra để quản lý về tài sản, phải thuê tổng biên tập, thuê các phó tổng biên tập. Còn ở Việt Nam, báo chí của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội đặt ra vấn đề phải có Tổng giám đốc, giám đốc không phù hợp.
Bên cạnh đó, lâu nay quy định người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập, một số cơ quan báo chí lớn như VTV, VOV thì người đứng đầu là Tổng giám đốc. “Việc quy định như trên không có gì cản trở hoạt động của các cơ quan báo chí”, Chủ tịch Hội nhà báo nêu.
Việt Nam kêu gọi Nga, Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế
Đám cháy xuất hiện khi chiến đấu cơ Su-24 của Nga rơi xuống khu vực gần biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Haberturk TV
"Chúng tôi cho rằng các bên liên quan cần kiềm chế, không có các hành động làm leo thang căng thẳng, xử lý vụ việc vừa qua trên cơ sở luật pháp quốc tế, đóng góp có trách nhiệm vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới", ông Lê Hải Bình trả lời câu hỏi của VnExpresschiều nay.
Hôm 24/11, các máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi máy bay ném bom tấn công Su-24M của Nga ở khu vực gần biên giới Syria. Một trong hai phi công thiệt mạng do bị các đơn vị nổi dậy trên mặt đất bắn khi đang nhảy dù. Phi công còn lại đã được giải cứu và đưa về căn cứ Hmeymim ở Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua cho biết máy bay rơi ở Syria nhưng ở trong không phận Thổ khi bị tấn công. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ khác nói máy bay ở sâu trong biên giới tới hai km trong khoảng 17 giây, và lực lượng này đã cảnh báo 10 lần nhưng bị phớt lờ trước khi nã tên lửa. Tuy nhiên Nga tuyên bố máy bay luôn ở trong không phận Syria, chính máy bay Thổ Nhĩ Kỳ đã vào không phận Syria để bắn Su-24.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu hôm qua tiếp tục khẳng định hai chiến đấu cơ Nga đã vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ, tiết lộ chính ông đã chỉ dẫn lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ "dùng mọi biện pháp cần thiết" để bảo vệ an ninh biên giới.
Tuy nhiên quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thông báo họ không biết máy bay bị bắn hạ gần biên giới Syria là của Nga và sẵn sàng "hợp tác dưới mọi hình thức" với phía Moscow.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là "tính toán trước". Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Ankara bắn máy bay để bảo vệ Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Các chuyên gia cho rằng chiến dịch không kích IS của Nga từ cuối tháng 9 đã làm thiệt hại đáng kể đường dây buôn dầu giữa nhóm khủng bố với các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ. Dư luận quốc tế đang đồn đoán các khả năng mà Nga sẽ đáp trả Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng trong hôm qua, Nga đã điều thêm hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến S-400 tới căn cứ không quân Khmeimim ở tỉnh Latakia, Syria. Thổ Nhĩ Kỳ thì đang triển khai một trong những chiến dịch tuần tra lớn nhất từ trước tới nay tại khu vực sát biên giới với Syria, điều 20 xe tăng từ các khu vực phía tây tới tỉnh Hatay, giáp biên giới Syria, và thêm 18 chiến đấu cơ F-16
Cán bộ công chức uống rượu bia dữ hơn thanh niên nhiều
"Ba nhóm uống rượu bia nhiều nhất là cán bộ công chức (trên 38%), đặc biệt cán bộ công chức ở Hà Nội với trên 48%, kế đến là người lao động tự do (38%) và thanh niên (25%). Có ý kiến cho rằng cán bộ công chức uống dữ thần như vậy vì ít phải trả tiền.
Đây là kết quả tham vấn cộng đồng về lạm dụng bia rượu ở VN, do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đặt hàng Viện Xã hội học thực hiện tại bốn địa phương Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng và Long An từ tháng 3 đến tháng 5-2015.
Công chức uống nhiều vì được mời
Theo kết quả tham vấn do GS.TS Đặng Nguyên Anh - viện trưởng Viện Xã hội học - trình bày, có ba nhóm uống rượu bia nhiều nhất là cán bộ công chức (trên 38%), đặc biệt cán bộ công chức ở Hà Nội với trên 48%, kế đến là người lao động tự do (38%) và thanh niên (25%).
Ông Anh lý giải có thể do cán bộ công chức nhiều khi uống bia rượu không phải trả tiền nên uống nhiều.
Có rất nhiều kết quả mà nhóm nghiên cứu cho rằng lạ ở lần tham vấn cộng đồng này. Ví dụ có tới trên 67% người được hỏi nghĩ rằng uống bia rượu tốt cho sức khỏe, trên 51% cho rằng uống rượu bia giao tiếp nhanh hơn, trên 10% cho rằng rượu bia giúp minh mẫn hơn, trên 9% nói rượu bia giúp làm việc hiệu quả hơn, trên 14% còn cho rằng uống rượu bia thể hiện lòng chân thành.
“Rượu bia dễ mua, giá rẻ, thậm chí còn dễ mua hơn xăng. Một tỉ lệ rất cao người được hỏi cho biết họ có sẵn 1 - 4 lít rượu tại nhà” - GS Đặng Nguyên Anh nói.
Vui cũng uống, buồn cũng uống
“Ở VN có tình trạng vui, buồn đều uống rượu bia” - bà Nguyễn Thị Khá, ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho biết.
Qua tham vấn cộng đồng cũng thấy vấn đề này: có gần 7% người được hỏi cho biết họ uống bất kỳ lúc nào có cơ hội, trên 50% cho biết uống khi gặp bạn bè, trên 70% cho biết uống khi dự giỗ chạp, cưới xin, 17% uống vì công việc, gần 9% uống ngẫu hứng, gần 3% uống khi đau ốm, trên 21% uống khi vui, trên 7% nói uống khi buồn...
Tuy nhiên khi được hỏi nên phạt thế nào với hành vi vi phạm về rượu bia, phần lớn người dân cho rằng nên tùy theo mức độ vi phạm, còn phạt tiền hay phạt hành chính, theo họ, là không khả thi. Ông Đặng Nguyên Anh nói cách trả lời này điển hình cho tính cách người Việt là duy tình, “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”.
Về đề xuất Luật phòng chống tác hại lạm dụng bia rượu, nên làm gì để hạn chế rượu bia, người dân cho rằng cấm bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi, cấm cán bộ công chức uống bia trong giờ hành chính.