Năm 2030 phải nhập khẩu 85 triệu tấn than để phát điện
Đề cử bà Đặng Thị Ngọc Thịnh làm Phó chủ tịch nước
Xử phạt các doanh nghiệp vi phạm về giá thuốc
TP.HCM: Q.2 và Q.9 sẽ chiếm 49% thị phần nhà liên kế
Thu hồi 4.000 m2 đất dọc bãi biển Nha Trang
Tin trong nước đọc nhanh chiều 26-11-2015
- Cập nhật : 26/11/2015
Hà Nội điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị S2
Cụ thể, điều chỉnh ô đất có quy mô khoảng 1,84ha có chức năng là đất công cộng khu ở thành đất chức năng đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo.
UBND Hà Nội vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị S2, tỷ lệ 1/5000 (phần quy hoạch sử dụng đất) và bản vẽ tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 tại khu đất thuộc ô quy hoạch ký hiệu H-1 phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Về quy hoạch sử dụng đất, theo Quy hoạch phân khu đô thị S2, tỷ lệ 1/5000 đã được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 405/QĐ-UNBND ngày 16/1/2014, khu đất điều chỉnh quy hoạch có diện tích khoảng 1,84ha, thuộc một phần khu đất có diện tích khoảng 3,34 ha, có chức năng là đất công cộng khu ở, ký hiệu H-1. Nay điều chỉnh 1,84ha đất thành chức năng đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo.
Về hạ tầng kỹ thuật, nội dung đề xuất điều chỉnh cục bộ chức năng sử dụng đất của khu đất nêu trên không làm thay đổi dân số của ô quy hoạch H-1; Chỉ tiêu tính toán nhu cầu hạ tầng kỹ thuật của chức năng đất công cộng đô thị là tương đồng với chức năng đất cơ quan, trường đào tạo. Việc điều chỉnh cục bộ chức năng sử dụng đất tại ô đất này không làm thay đổi nhu cầu hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở xung quanh theo Quy hoạch phân khu đô thị S2, tỷ lệ 1/5000 được duyệt.
Được biết, quy hoạch phân khu đô thị S2 thuộc địa giới hành chính các xã Đức Thượng, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Lại Yên, Sơn Đồng, Đức Giang, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, Song Phương và thị trấn Trạm Trôi - huyện Hoài Đức; các xã Tây Tựu, Minh Khai và Xuân Phương, các xã Tân Lập và Tân Hội.
Phân khu đô thị S2 có tổng diện tích đất nghiên cứu lập quy hoạch phân khu đô thị khoảng 2.982 ha, quy mô dân số tính toán trong phân khu đô thị S2 đến năm 2030 khoảng 250.000 người.
Nam Từ Liêm sắp có Thành phố Công nghệ xanh rộng gần 58 ha
Ngày 23/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký ban hành Quyết định số 6321/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chi tiết Thành phố Công nghệ xanh Hà Nội, tỷ lệ 1/500 tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 57,5ha; Quy mô dân số dự kiến khoảng 4.000 người.
Khu đất nghiên cứu được quy hoạch gồm các chức năng sử dụng đất như sau: Đất công cộng thành phố và khu vực, tổng diện tích khoảng 19.684m2; Đất đường phố và khu vực, tổng diện tích khoảng 51.541m2; Đất cây xanh khu vực có tổng diện tích khoảng 164.598m2; Đất trường học có diện tích khoảng 8.018m2; Đất cây xanh đơn vị ở có tổng diện tích khoảng 17.071m2; Đất đường phân khu vực có tổng diện tích khoảng 45.632m2; Đất nhóm nhà ở sinh thái có tổng diện tích khoảng 266.616m2; Đất tôn giáo, tín ngưỡng có diện tích khoảng 1.490m2.
Khu vực trọng tâm là khu vực tập trung các công trình công cộng Thành phố và khu vực. Khu vực này được gắn kết với không gian cây xanh, quảng trường kết hợp với cảnh quan mặt nước tạo nên một khung cảnh độc đáo hấp dẫn, tạo dấu ấn kiến trúc sinh thái, kiến trúc xanh của khu vực.
Các tuyến đường quan trọng gồm: Các tuyến đường Tố Hữu (Lê Văn Lương kéo dài), đường 70 và tuyến đường 40m ở phía Tây là sự kết nối không gian bên trong và ngoài khu vực nghiên cứu. Các điểm nhấn là các ô đất công cộng thành phố và khu vực, có vị trí tạo lập không gian và khống chế không gian chung cho toàn bộ khu vực, được kết nối với hướng giao thông chính, không gian cây xanh và mặt nước cảnh quan khu vực.
Trên cơ sở phương án quy hoạch, toàn bộ khu vực nghiên cứu dự kiến phân kỳ đầu tư như sau: Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trên phạm vi nghiên cứu quy hoạch; Xây dựng hệ thống cây xanh, bao gồm cây xanh dọc các trục đường giao thông, cây xanh cảnh quan sân vườn trong các lô đất biệt thự, cây xanh sân vườn trong các lô đất công cộng; Xây dựng các hạng mục công trình kiến trúc bao gồm: Các công trình công cộng, trường học, nhà trẻ; Các công trình nhà ở sinh thái.
Trẻ tử vong do đuối nước ở Việt Nam cao gấp 8 lần các nước
Nguy cơ thuốc diệt cỏ kịch độc tràn vào Việt Nam
Theo PGS.TS Nguyễn Kim Vân, Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt Nam, năm 2016, một loại thuốc diệt cỏ cực độc của Trung Quốc có thể ồ ạt vào Việt Nam qua đường nhập lậu, làm tăng nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
Chia sẻ tại Tọa đàm Đóng góp ý kiến với Luật An toàn Thực phẩm do Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức, PGS.TS Nguyễn Kim Vân chia sẻ: Hiện nay, Trung Quốc có khả năng chuyểnthuốc diệt cỏ paraquat (còn gọi là thuốc cỏ cháy) từ dạng lỏng sang dạng bột. Như vậy, một khối lượng lớn thuốc paraquat dạng lỏng do Trung Quốc sản xuất trước đó có nguy cơ tuồn sang các nước lân cận trong đó có Việt Nam. Paraquat có khả năng diệt cỏ rất nhanh (chỉ 24h sau khi phun thuốc, cỏ sẽ bị chết cháy hàng loạt) nên được sử dụng khá phổ biến.
Đây là loại thuốc diệt cỏ có độ độc mạnh, thuộc danh mục thuốc bị hạn chế, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, môi trường. Đặc biệt khi bị nhiễm độc loại thuốc này sẽ không thể giải độc. Theo Sở NN&PTNT Lào Cai, từ tháng 3/2013-6/2014, tỉnh có 26 ca ngộ độc thuốc trừ cỏ paraquat trong đó 80% tử vong. Việc tuồn lượng lớn thuốc diệt cỏ Trung Quốc này vào nước ta có nguy cơ gây mất ổn định công tác quản lý về bảo vệ thực vật - vấn đề có liên quan chặt chẽ đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Kim Vân cho biết, các cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn từ bây giờ, quan trọng nhất là kiểm soát nhập lậu qua đường biên giới. Tình trạng thuốc nhập lậu qua biên giới ở một số tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng rất đáng báo động. Theo số liệu của Sở NN&PTNT Lào Cai, hằng năm, lượng thuốc BVTV của tỉnh ước tính 145-150 tấn thì hơn 10% trong số đó nhập lậu ngoài danh mục do Trung Quốc sản xuất, chủ yếu là thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng cho cây chuối và dứa. PGS Vân đề xuất cần tăng mức phạt với hành vi sai phạm trong sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển thuốc trái quy định để hạn chế tình trạng nhập lậu.
Những năm qua, lượng thuốc BVTV được sử dụng tại Việt Nam tăng nhanh, trong đó có tới 90% được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong vòng 10 năm gần đây, số lượng thuốc BVTV sử dụng tăng 2,5 lần, số loại thuốc đăng ký sử dụng tăng 3,5 lần và giá trị thuốc nhập khẩu tăng 3,5 lần. Khối lượng hoạt chất thuốc BVTV trên ha cây trồng ở Việt Nam cao hơn một số nước. Việt Nam là 2kg/ha trong khi Thái Lan là 1,8kg/ha, Bangladesh là 1,1kg/ha, Senegal là 0,2kg/ha.
Đặc sản ghẹ xanh đang bị suy giảm nghiêm trọng
Ghẹ xanh được nhắc đến như một đặc sản nổi tiếng của vùng biển Kiên Giang. Đây là một trong những loài hải sản có giá trị kinh tế, không chỉ phục vụ tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Mỹ, Nhật, Thái Lan..., đem lại nguồn thu thập đáng kể cho nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nguồn lợi ghẹ xanh đang bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng ngàn ngư dân địa phương.
Theo báo cáo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hải sản, đơn vị đã nghiên cứu đánh giá nguồn lợi ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang từ năm 2012, sản lượng khai thác đã giảm 20,5% so với năm 2013 và giảm đến 43% so với năm 2009, chỉ khoảng 11.000 tấn.
Còn theo kinh nghiệm từ những ngư dân làm nghề khai thác ghẹ lâu năm, sản lượng ghẹ đánh bắt được hiện nay chỉ bằng một nửa so với vài năm trước đây.
Chị Phan Thị Đông, ngư dân ở xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc cho biết: “Những năm trước đây, mỗi ngày chúng tôi có thể đánh bắt được hơn 20 kg ghẹ, còn bây giờ chỉ được khoảng chục kg đổ lại. Có những ngày thời tiết không tốt thì chẳng được bao nhiêu….”.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc nguồn lợi ghẹ xanh bị suy giảm nghiêm trọng như hiện nay là do nhu cầu thị trường tăng cao dẫn đến việc khai thác quá mức. Mặt khác, nhiều ngư dân hành nghề đánh bắt ghẹ vẫn sử dụng các loại ngư lưới cụ không đúng với quy định cho phép, khai thác một cách tận diệt. Vì cái lợi trước mắt, nhiều ngư dân đã đánh bắt cả các loại ghẹ nhỏ và ghẹ đang mang trứng, trong khi đây là yếu tố cần thiết để duy trì và phục hồi nguồn lợi ghẹ trong tự nhiên.
Việc suy giảm nguồn lợi ghẹ xanh đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con ngư dân tại Kiên Giang, nhiều người buộc phải đi làm nghề khác kiếm sống. Bên cạnh đó, sản lượng ghẹ xanh khai thác được bị sụt giảm nghiêm trọng cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu ghẹ. Nhiều doanh nghiệp không thể đạt được sản lượng đề ra do thiếu hụt nguồn nguyên liệu.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó giám đốc Công ty TNHH Trang Ngọc Phát cho biết: “Chúng tôi là một đơn vị thu mua ghẹ xanh để làm hàng cao cấp xuất khẩu chủ yếu cho thị trường Mỹ. Như mọi năm, công ty chúng tôi thu vào khoảng 180 tấn ghẹ xanh, tuy nhiên tính tới thời điểm này chỉ thu khoảng 60 tấn, chỉ bằng 1/3 so với những năm trước”.
Để duy trì bền vững nguồn lợi tự nhiên có giá trị này, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành các văn bản quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang và Câu lạc bộ ghẹ VASEP với sự hỗ trợ từ Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên, đã tiến hành thực hiện Chương trình cải tiến nghề khai thác Ghẹ xanh nhằm xác định và giải quyết các vấn đề cần ưu tiên trong công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi ghẹ xanh nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung.
Bà Nguyễn Thị Diệu Thúy, Quản lý dự án cải tiến nghề khai thác ghẹ xanh Kiên Giang cho biết: “Đến nay, dự án đã hoàn thành việc đánh giá tình trạng nguồn lợi, đã xác định được nguồn lợi đang bị khai thác quá mức, rất cần những giải pháp tức thời và lâu dài để khôi phục, duy trì lại nguồn lợi này. Dự án đã xây dựng mô hình đồng quản lý, nâng cao nhận thức cho ngư dân thong qua các hoạt động tuyên truyền và tổ chức tập huấn để thiết lập mô hình đồng quản lý”.
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 20.000 ngư dân tham gia đánh bắt ghẹ xanh với khoảng 1.700 tàu công suất nhỏ hơn hoặc bằng 90 CV và một lượng lớn ghe nhỏ ở các xóm ấp ven bờ biển, sử dụng lưới rê hoặc bẫy để đánh bắt.
Việc bảo vệ nguồn lợi ghẹ xanh nói riêng, nguồn lợi thủy sản nói chung là bảo vệ chính đời sống của hàng ngàn ngư dân Kiên Giang. Trách nhiệm này không thuộc về riêng ai mà cần có sự đồng thuận của nhà quản lý, doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu ghẹ và ngư dân trong việc khai thác và sử dụng nguồn lợi ghẹ đúng quy định, sẽ góp phần nâng cao được giá trị thương phẩm của mặt hàng ghẹ xanh trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, đồng thời đảm bảo sinh kế lâu dài cho cộng đồng ngư dân ven biển./.