tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 25-02-2016

  • Cập nhật : 25/02/2016

Đô đốc Mỹ kêu gọi dỡ hoàn toàn cấm vận vũ khí cho Việt Nam

Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ hôm qua cho rằng việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam là cơ hội chiến lược tuyệt vời với Mỹ.  
do doc harry harris, tu lenh bo chi huy thai binh duong cua my. anh: navytimes

Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh: NavyTimes

Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, hôm qua nêu vấn đề bán vũ khí cho Việt Nam tại phiên điều trần ủy ban. "Ngài có nghĩ việc chúng ta dỡ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam là điều quan trọng hay không?", ông McCain hỏi Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ.

"Có, thưa nghị sĩ. Tôi tin rằng chúng ta cần cải thiện quan hệ với Việt Nam", Washington Times dẫn lời ông Harris đáp.

"Tôi nghĩ đây là cơ hội chiến lược tuyệt vời đối với chúng ta, và tôi nghĩ người dân Việt Nam sẽ hoan nghênh cơ hội làm việc chặt chẽ hơn với chúng ta với tư cách đối tác an ninh lâu dài", đô đốc Mỹ cho hay.

Chính quyền của Tổng thống Barack Obama những năm gần đây thể hiện mong muốn thúc đẩy mối quan hệ đang ấm dần lên với Việt Nam. Năm 2014, Mỹ thông báo dỡ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, một động thái mang ý nghĩa lịch sử, khoảng 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, một số giới hạn vẫn được áp dụng. Các quan chức cho biết họ chỉ cho phép bán vũ khí sát thương hàng hải và trinh sát.


Pháp trao Cành cọ Hàn lâm cho tiến sĩ hải dương học Việt Nam

Ông Vũ Đỗ Quỳnh, Hiệu phó Đại học Thăng Long, Hà Nội, được tặng huân chương cao quý của Pháp vì những đóng góp trong phát triển quan hệ hai nước.
ong vu do quynh, nhan huan chuong tu ba catherine deroche. anh: viet anh

Ông Vũ Đỗ Quỳnh, nhận Huân chương từ bà Catherine Deroche. Ảnh: Việt Anh

Bà Catherine Deroche, Chủ tịch nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Pháp - Việt, Thượng Viện Pháp, hôm qua thay mặt chính phủ nước này, trao Huân chương Cành cọ Hàn lâm cho ông Quỳnh trong buổi lễ tại Đại sứ quán ở Hà Nội.

Theo bà Deroche, ông Quỳnh, một tiến sĩ hải dương học, trong suốt quá trình sự nghiệp của mình, đã có cam kết không ngừng cho sự phát triển mối quan hệ giữa các trường đại học Việt Nam và Pháp ngữ.

Năm 1999, ông Quỳnh công tác tại Cơ quan đại học Pháp ngữ (AUF), trên cương vị quản lý trang thông tin điện tử và phụ trách mảng thông tin điện tử khối pháp ngữ tại Hà Nội đến năm 2011. Tại đây, ông đã hoạt động tích cực vì sự  phát triển các chương trình đào tạo từ xa cùng với các trường đại học Pháp ngữ. Ông đã hỗ trợ việc triển khai các chương trình trợ giúp dành cho các sinh viên và nghiên cứu sinh bậc thạc sĩ và tiến sĩ và qua đó cho phép họ thành công trong các chương trình đại học của mình.

Ông Quỳnh cũng góp phần  vào việc phổ biến các phương pháp đổi mới. Thông qua việc tổ chức hoặc dẫn dắt các lớp học về Công Nghệ  thông tin và truyền thông của AUF, ông đã giúp đồng nghiệp làm chủ công nghệ số hóa trong đại học tại các nước Pháp ngữ ở phương Nam và phương Đông.

Tiến sĩ Quỳnh từng làm việc tại Pháp trong vị trí nghiên cứu sinh tại trường Đại học Caen, sau đó là trợ lý nghiên cứu tại Bảo tàng lịch sử về thiên nhiên tại Paris. Năm 1982, 4 năm sau khi kết thúc làm luận án tiến sĩ, ông đã chọn về Việt Nam, nơi ông đã tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu. Cơ quan đầu tiên ông làm việc là Viện khoa học Nha Trang, tiếp đó là tại Đại học Cần Thơ. Những nghiên cứu của ông tập trung về sinh học biển và đặc biệt về nuôi trồng thủy sản ven biển tại Việt Nam.

Năm 2014, ông Quỳnh trở thành Phó Hiệu trưởng Đại học Thăng Long tại Hà Nội, phụ trách hợp tác quốc tế.

"Với hơn 30 năm phụng sự cho sự nghiệp giáo dục, tại Pháp và tại Việt Nam, ông đã trở thành một tác nhân chủ chốt, năng động và hiệu quả trong sự phát triển về trao đổi đại học song phương của chúng ta", bà Deroche nói.

Cùng với 4 thành viên khác trong Nhóm nghị sĩ hữu nghị, bà Deroche đang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 22 đến 27/2 nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục đại học, y tế, văn hóa, môi trường, kinh tế.


TP.HCM, Hà Nội xếp thứ 152, 155 về chất lượng sống

Hãng Tư vấn và nghiên cứu thị trường Mercer (Anh) vừa công bố bảng xếp hạng chất lượng cuộc sống của 230 thành phố trên thế giới. Hà Nội và TP.HCM đứng ở tốp dưới bảng xếp hạng.

mot quan cafe tren san thuong tai thu do vienna cua ao - anh: guardian

Một quán café trên sân thượng tại thủ đô Vienna của Áo - Ảnh: Guardian

 

Dù đối mặt với nhiều rủi ro an ninh, bất ổn xã hội và triển vọng kinh tế không mấy sáng sủa thời gian gần đây, châu Âu vẫn có vài thành phố lọt vào nhóm có chất lượng sống tốt nhất thế giới theo cuộc khảo sát thường niên lần thứ 18 của Mercer.

Theo công bố, thủ đô Vienna của Áo tiếp tục dẫn đầu thế giới về chất lượng sống, tiếp theo là Zurich (Thụy Sĩ), Auckland (New Zealand), Munich (Đức)…

Vancouver (Canada) ở vị trí thứ 5 là thành phố có thứ hạng cao nhất Bắc Mỹ, trong khi đại diện hàng đầu của châu Á là Singapore (hạng 26).

Điều ngạc nhiên là các thành phố lớn như London, Paris và New York không lọt nổi vào top 35 danh sách.

Paris rớt đến 10 hạng xuống vị trí 37 do yếu tố nhạy cảm với khủng bố, London cũng tương tự với thứ hạng 39.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ngoài Singapore ở vị trí dẫn đầu, thủ đô Dhaka của Bangladesh xếp chót với vị trí 214.

Tokyo có thứ hạng cao nhất khu vực Đông Á (44), sau đó là một số thành phố lớn khác như Hong Kong (70), Đài Bắc (84), Thượng Hải (101), Seoul (115), Bắc Kinh (118)…

Ở Đông Nam Á, xếp sau Singapore là Kuala Lumpur (86), Bangkok (129), Manila (136), Jakarta (142). TP.HCM và Hà Nội có thứ hạng lần lượt 152 và 155. TP.HCM đồng hạng với Mumbai (Ấn Độ) và Guatemala City.

Xét theo mức độ an toàn lẫn chất lượng sống thì thủ đô Baghdad của Iraq đội sổ ở vị trí cuối cùng (hạng 230). Đây cũng là thành phố có mức độ an toàn kém nhất thế giới bên cạnh Damascus (Syria).

Những tiêu chí đánh giá một thành phố của Mercer bao gồm điều kiện kinh tế, y tế, giáo dục, nhà ở và môi trường. Các dữ liệu này thường được các tập đoàn lớn quan tâm trước khi đưa ra quyết định nên đầu tư vào đâu và trả lương cho nhân viên bao nhiêu.

Tiêu chí “an toàn” cũng là một yếu tố quan trọng. Các tập đoàn đa quốc gia dựa trên đánh giá tình hình an ninh khi quyết định gửi các chuyên gia của mình ra nước ngoài vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phi của họ.


Bắt giữ 3 đối tượng đưa người Việt vào Hàn Quốc trái phép

Cảnh sát Busan ngày 24/2 cho biết 3 đối tượng được xác định là S, O và K. Chúng bị bắt giữ tại Busan với cáo buộc âm mưu đưa 100 người Việt sang Hàn Quốc trái phép.

anh minh hoa: korea times

Ảnh minh hoạ: Korea Times

Korea Times dẫn lời cảnh sát cho hay S còn bị truy nã với tội danh đưa 100 người Trung Quốc vượt biên trái phép và K bị cáo buộc đưa 9 người Hàn Quốc sang Nhật Bản hồi tháng 3/2015.

Mỗi đối tượng nhận được 8 triệu won (650 USD) từ người Việt và chúng thuê một tàu chở hàng để đưa họ vượt biên sang Hàn Quốc. Nếu trót lọt, 3 tay môi giới sẽ nhận được 600 triệu won (490.000 USD).

Vụ việc xảy ra không lâu sau khi 59 người Việt Nam không có thị thực nhập cảnh Hàn Quốc bỗng "biến mất" khỏi đảo nghỉ dưỡng Jeju. Những người này nằm trong số 155 công dân Việt Nam tới đảo Jeju hôm 12/1 trong chuyến đi kéo dài 6 ngày.

Nhiều vụ người Việt nhập cảnh trái phép vào Hàn Quốc thời gian qua bị nghi liên quan tới các đường dây môi giới tìm việc làm.


Thanh Hóa xem xét, xử lý vụ cơ quan đóng cửa đi lễ chùa

Người đứng đầu chính quyền tỉnh Thanh Hóa yêu cầu xử lý nghiêm tập thể, cá nhân Ban Quản lý dự án cải thiện môi trường miền Trung vì bỏ nhiệm sở đi lễ chùa trong ngày làm việc hành chính.

Sáng 24/2, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Chủ tịch Nguyễn Đình Xứng đã ký công văn yêu cầu lãnh đạo TP Thanh Hóa tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm tập thể, cá nhân Ban Quản lý dự án cải thiện môi trường miền Trung - Tiểu dự án Thanh Hóa về việc nhiều cán bộ đi lễ hội, đền chùa đầu năm trong giờ hành chính. Sở Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát vụ việc và có ý kiến đề xuất, báo cáo Chủ tịch tỉnh kết quả xử lý.

sang 19/2, co quan ban quan ly du an cai thien moi truong mien trung - tieu du an thanh hoa dong cua de can bo di le chua. anh: lam son.

Sáng 19/2, cơ quan Ban Quản lý dự án cải thiện môi trường miền Trung - Tiểu dự án Thanh Hóa đóng cửa để cán bộ đi lễ chùa. Ảnh: Lam Sơn.

Ông Lê Quang Hiển, Chánh Văn phòng UBND TP Thanh Hóa cho hay, Ban Quản lý dự án cải thiện môi trường miền Trung - Tiểu dự án Thanh Hóa đã có giải trình gửi lãnh đạo thành phố. Trong đó ông Trịnh Văn Bản, Giám đốc Ban Quản lý dự án, thừa nhận việc một số cán bộ đi lễ chùa sáng 19/2, nhưng lãnh đạo cơ quan không biết cho đến khi nhận được thông tin từ báo chí.

Về lý do cơ quan đóng cửa sáng 19/2 và không có cán bộ trực làm việc, ông Bản giải thích, do đặc thù công việc của ban thường phải họp giao ban và đi kiểm tra công trường, làm việc với các cơ quan… Hơn nữa, trước cổng cơ quan có bến xe buýt công cộng và hoạt động kinh doanh bán nước chè nên tình hình phức tạp, bảo vệ thường cho đóng cửa để “đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tài sản”.

“Để xảy ra vụ việc đáng tiếc như báo chí phản ánh, Trưởng ban xin nhận trách nhiệm và kiểm điểm trước Chủ tịch UBND thành phố… đồng thời xin rút kinh nghiệm sâu sắc”, văn bản giải trình nêu.

Trước đó sáng thứ sáu (19/2), một số người dân phản ánh đến trụ sở Ban quản lý dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung - Tiểu dự án Thanh Hóa (thuộc UBND TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) ở số 146 Tống Duy Tân, phường Lam Sơn, để liên hệ làm việc, nhưng cơ quan đóng cửa, không có cán bộ tiếp đón. Ghi nhận lúc 9h, trụ sở Ban quản lý dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung không bóng người, các phòng ban và cổng ra vào đều được khóa cẩn thận.

Ban Quản lý dự án cải thiện môi trường miền Trung - Tiểu dự án Thanh Hóa trực thuộc sự quản lý của UBND TP Thanh Hóa. Ban này hiện quản lý nhiều dự án quan trọng của thành phố với số vốn lên đến hơn 700 tỷ đồng. Nổi bật là dự án tiêu úng Đông Sơn, dự án đê hữu sông Mã và các dự án thoát nước, tái định cư… của TP Thanh Hóa.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục