Sớm có đường sắt cao tốc để ‘sáng ăn phở Hà Nội, tối cà phê Sài Gòn’
Đường dây gỗ lậu tinh vi
Năm 2020 sẽ có hơn 2.000 km đường cao tốc
Bộ Chính trị ra chỉ thị về lãnh đạo bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp
'Ăn thuốc chuột cả tháng nhưng chuột vẫn sống': Nhà sản xuất xin lỗi người dân
Tin trong nước đọc nhanh trưa 05-01-2016
- Cập nhật : 05/01/2016
Biên phòng Quảng Trị: 'Tàu sắt Trung Quốc đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi'
Trưa 4/1, ông Nguyễn Huy Thỏ, Phó tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị, cho biết vừa có báo cáo chính thức vụ việc tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị đâm chìm gần đảo Cồn Cỏ (vùng biển Quảng Trị) hôm 1/1.Qua thông tin từ các lực lượng và ngư dân, căn cứ vào số hiệu, cờ, kiểu tàu và chữ trên tàu, Biên phòng Quảng Trị khẳng định "tàu vỏ sắt Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam".
Thân tàu gỗ của ngư dân Quảng Ngãi bị hư hỏng nặng sau cú đâm liên tiếp từ tàu sắt được cho là của Trung Quốc. Ảnh: Nguyễn Đông.
Thuyền trưởng Huỳnh Thạch ngay khi về đất liền đã khẳng định: "Chắc chắn đó là tàu Trung Quốc. Khi tàu bị đâm chìm, tôi nhìn thấy chữ Trung Quốc và hai người đứng trên mũi tàu sắt, nhưng khi chúng tôi kêu cứu họ bỏ đi". Ông Thạch cho biết vùng biển này chỉ có tàu cá của ngư dân Việt Nam và Trung Quốc đánh bắt hải sản.
Trong khi đó ông Hà Lê, Phó cục Kiểm ngư, nói với VnExpress: "Cục chưa nhận được thông báo của Biên phòng tỉnh Quảng Trị. Sau khi gửi công văn qua đường dây nóng yêu cầu xác minh tàu đâm chìm tàu cá của 10 ngư dân Quảng Ngãi, phía Trung Quốc hợp tác nhưng hiện tại chưa có thông tin gì mới".
Trước đó khoảng 12h trưa 1/1, tàu cá Quảng Ngãi số hiệu QNg 98459 TS đang di chuyển với vận tốc 5 hải lý/h tại vùng viển cách đảo Cồn Cỏ khoảng 60 hải lý thì bất ngờ bị một tàu sắt đâm liên tiếp 2 lần. Con tàu bị vỡ cabin, phá nước và chìm. Bảy trong số 10 ngư dân bị hất văng xuống biển. Các ngư dân sau đó được tàu bạn cứu, đưa về Đà Nẵng để trình báo lực lượng chức năng.(VNexpress)
Ngăn chặn hành vi vô nhân đạo của tàu Trung Quốc
Theo công văn này, Hội nghề cá Việt Nam cực lực phản đối việc làm vô nhân đạo của tàu Trung Quốc đã đâm húc hỏng tàu cá của ngư dân Việt Nam. Hội nghề cá Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng cần lên tiếng phản đối, ngăn chặn ngay những hành động vi phạm pháp luật và vô nhân đạo của Trung Quốc.
Theo báo cáo của Hội nghề cá Quảng Ngãi, vào khoảng 12g ngày 1-1, tàu QNg 98459 TS do ông Huỳnh Hợp, ngụ ở Phổ Quang, Đức Phổ, Quảng Ngãi chủ sở hữu giao cho con trai là Huỳnh Thạch làm thuyền trưởng trên đường hành nghề từ Quảng Ngãi – Côn Đảo (Quảng Trị) cách đảo Cồn Cỏ 70 hải lý thì bất ngờ bị một tàu vỏ thép đâm mạnh vào thân tàu trên.
Cú húc mạnh khiến 7/10 người trên tàu Quảng Ngãi rơi xuống biển và bị thương. Chưa dừng lại, tàu vỏ thép tiếp tục húc mạnh lần thứ hai khiến nước tràn vào tàu và nhấn chìm xuống biển, chỉ còn nổi khoảng nửa mét.
Lúc này may mắn được sự ứng cứu kịp thời của tàu ông Huỳnh Bi và một số tàu bạn, sau khoảng 3 giờ đồng hồ mới cứu được những ngư dân, đồng thời lai dắt chiếc tàu đắm vào bờ. Ước tính ban đầu thiệt hại khoảng 2 tỉ đồng.
Báo cáo với Hội nghề cá, ông Huỳnh Thạch khẳng định chiếc tàu đâm vào tàu cá của anh là tàu Trung Quốc, dài khoảng 30 mét, khi đâm xong hai người đứng trên tàu Trung Quốc số 0009880 đứng chỉ trỏ và treo cờ Trung Quốc, chữ Trung Quốc trên thân tàu.
Hội nghề cá Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay và không tái phạm những hành động sai trái nêu trên, đồng thời đền bù thiệt hại cho ngư dân Việt Nam. Ngoài ra Hội nghề cá đề nghị các đơn vị chức năng cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ ngư dân yên tâm sản xuất.
Không buộc phải thay ngay CMND bằng căn cước công dân
Ông Thu cũng cho biết thêm công dân làm CCCD mới lần này sẽ được cấp thêm một giấy chứng nhận thẻ căn cước mới và CMND cũ trước đây là cùng cấp cho một người để giúp người dân có thể tiến hành thuận lợi các giao dịch trước khi có CCCD mới.
“Nếu người dân nào gặp khó khăn, bị các đơn vị liên quan từ chối, gây khó dễ… khi đem CCCD đi thực hiện các giao dịch đăng ký bằng CMND cũ (như tài khoản ngân hàng, nhà đất, đăng ký số điện thoại…) thì có thể phản ánh với cơ quan công an cấp CCCD cho mình để xử lý” - ông Thu cho hay.
Như đã đưa tin, sáng nay 4-1, cùng với 15 tỉnh khác, toàn TP Hà Nội đã triển khai cấp CCCD tại 31 điểm. Theo PC64 Công an TP Hà Nội, chỉ riêng tại địa điểm 44 Phạm Ngọc Thạch trong sáng nay đã có hơn 200 trường hợp người dân đến làm thủ tục cấp CCCD. Do là ngày đầu tiên Hà Nội thực hiện cấp CCCD nên lượng người đến làm thủ tục đông hơn khoảng 20% so với trong năm 2015 - khi PC64 Công an TP Hà Nội thực hiện cấp CMND 12 số.
Một cán bộ của PC64 Công an TP Hà Nội cho hay có nhiều người dân tưởng CMND cũ không còn giá trị nên đến làm CCCD để thay thế. Tuy nhiên, sau khi được cán bộ của bộ phận làm CCCD giải thích thì họ đã ra về. Người nào đăng ký thì vẫn tiếp tục được bộ phận cấp CCCD của PC64 Công an TP Hà Nội giải quyết.
Chưa nghe doanh nghiệp KCX than khó khăn do điều chỉnh lương
Trước đó, cơ quan này yêu cầu các doanh nghiệp đăng ký thang bảng lương để cơ quan này kiểm tra trước khi công bố việc điều chỉnh lương cho người lao động. Theo quy định, lương tối thiểu vùng I: 3.500.000 đồng/tháng, vùng II: 3.100.000 đồng/tháng , vùng III: 2.700.000 đồng/tháng và vùng IV: 2.400.000 đồng. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM đã trả lương tối thiểu cho người lao động 3,5-3,7 triệu đồng/tháng.
Theo khảo sát, lương tối thiểu tại bốn vùng năm 2016 tăng 250.000-400.000 đồng/tháng, đáp ứng khoảng 75% mức sống tối thiểu. Ảnh: P.ĐIỀN
Được biết hiện bộ phận chuyên môn cơ quan này đang chuẩn bị thống kê tình hình thưởng tết Nguyên đán 2016 của các doanh nghiệp.
Người dân chấm điểm cán bộ qua điện thoại
Đây là chương trình gọi điện để thu thập ý kiến của người dân đánh giá về chất lượng dịch vụ công tại văn phòng một cửa đang được triển khai tại tỉnh Quảng Bình.
Sáng ngày 4-1, Dự án “Dân chấm điểm M-Score” đã được khởi động tại tỉnh Quảng Bình. Đây là tỉnh thành thứ 2 sau Quảng Trị thực hiện dự án đầu tiên trên cả nước.
Dự án này là kết quả của sự hợp tác giữa 5 đơn vị gồm: Hội đồng Nhân dân tỉnh; tổ chức phi chính phủ Oxfam; Trung tâm Phân tích và Dự báo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; trường Đại học Indiana, Hoa Kỳ và Công ty Phân Tích Thời Gian Thực (RTA).
Đây là chương trình gọi điện phỏng vấn người dân để thu thập ý kiến đánh giá về chất lượng dịch vụ công tại văn phòng một cửa. Khi đến giao dịch tại các đơn vị hành chính công, người dân sẽ được yêu cầu để lại số điện thoại. Sau khi hoàn thành giao dịch, họ sẽ nhận được tin nhắn hoặc điện thoại từ tổng đài hỏi về sự đánh giá chất lượng phục vụ.
Người dân cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng 1800 8081 để biết thông tin về hiện trạng hồ sơ của mình và phản ánh, góp ý về thái độ, cách làm việc của cán bộ.
Bước đầu, dự án “dân chấm điểm cán bộ” sẽ triển khai tại các huyện, thành phố, thị xã. Sau đó, tùy thuộc vào kết quả thực hiện, dự án có thể sẽ mở rộng phạm vi khảo sát tại các xã, một số sở, ngành cấp tỉnh…
Trước đó, Quảng Trị là tỉnh đầu tiên trên cả nước thực hiện dự án này. Sau gần một năm thực hiện, tính đến tháng 11.2015 dự án đã tiếp cận khảo sát được 8.440 người dân ở khắp các huyện trên địa bàn tỉnh.