Theo các chuyên gia, đặc trưng của quan hệ Việt-Nhật giai đoạn mới là mở rộng từ quan hệ chỉ giới hạn trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế sang hợp tác quốc phòng an ninh, với kết nối kinh tế là trọng tâm.
Tin trong nước đọc nhanh chiều 15-10-2015
- Cập nhật : 15/10/2015
Ông Nguyễn Mạnh Hùng tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận
Danh sách Ban Thường vụ Tỉnh ủy (theo thứ tự A B C)
1/ Dương Văn An – Phó Bí thư Tỉnh ủy
2/ Nguyễn Hoài Anh – Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy
3/ Huỳnh Thanh Cảnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh
4/ Phan Văn Đăng – Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy
5/ Nguyễn Ngọc Hai – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy
6/ Trương Quang Hai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
7/ Lương Văn Hải - Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy
8/ Nguyễn Mạnh Hùng – Bí thư Tỉnh ủy
9/ Nguyễn Thanh Nam – Bí thư Thị ủy La Gi
10/ Bố Thị Xuân Linh – Chủ tịch MTTQ tỉnh
11/ Hoàng Đình Nghĩa - Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy
12/ Phan Công Ngôn – Chỉ Huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
13/ Nguyễn Thu Sơn – Bí thư Thành ủy Phan Thiết
14/ Nguyễn Thành Tâm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh
15/ Nguyễn Văn Thân – Giám đốc Công an tỉnh
Danh sách UBKT Tỉnh ủy
1/ Phan Văn Đăng – Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy
2/Nguyễn Tiến Dũng – Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy
3/ Tạ Thị Thu Hương - Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy
4/ Nguyễn Minh Thiên - Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy
5/ Trần Văn Hải - Ủy viên UBKT Tỉnh ủy
6/ Nguyễn Trung Hiếu - Ủy viên UBKT Tỉnh ủy
7/ Nguyễn Kháng - Ủy viên UBKT Tỉnh ủy
8/ Nguyễn Thị Minh Tâm - Ủy viên UBKT Tỉnh ủy
9/ Nguyễn Anh Khải - Ủy viên UBKT Tỉnh ủy
10/ Trần Hồng Sơn - Ủy viên UBKT Tỉnh ủy
11/ Nguyễn Chí Lợi - Ủy viên UBKT Tỉnh ủy
Chiều 13/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã tiến hành bầu Ban Chấp hành khóa mới gồm 50 đồng chí.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận khóa XII thay mặt Đoàn Chủ tịch đã báo cáo đề án nhân sự của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII; trình bày danh sách nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 57 đồng chí để Đại hội bầu 50 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận khóa XIII. Tiếp đó, các đại biểu đã tiến hành bỏ phiếu bầu cử.
Theo Báo Bình Thuận, vào lúc 17 giờ, Ban Bầu cử Đại hội đã báo cáo kết quả bầu cử với danh sách 50 đại biểu được bầu vào BCH Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020.
Danh sách BCH Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020
1/ Dương Văn An – Phó Bí thư Tỉnh ủy 290 phiếu bầu
2/ Nguyễn Hoài Anh – Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy 331phiếu bầu
3/ Nguyễn Hữu Ba – Bí thư Huyện ủy Hàm Tân 333 phiếu bầu
4/ Nguyễn Thị Thuận Bích – Hiệu trưởng Trường Chính trị 271 phiếu bầu
5/ Huỳnh Thanh Cảnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh 337 phiếu bầu
6/ Nguyễn Ngọc Chỉnh – Giám đốc Sở Nội vụ 295 phiếu bầu
7/ Ngô Minh Chính – Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh 298 phiếu bầu
8/ Nguyễn Dân – Bí thư Huyện ủy Tuy Phong 329 phiếu bầu
9/ Phan Văn Đăng – Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy 334 phiếu bầu
10/ Nguyễn Ngọc Hai – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy 340 phiếu bầu
11/ Trương Quang Hai – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh 329 phiếu bầu
12/ Lương Văn Hải – Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy 274 phiếu bầu
13/ Nguyễn Hồng Hải – Phó Giám đốc Sở GTVT 311 phiếu bầu
14/ Trần Văn Hải – Chánh Thanh tra tỉnh 324 phiếu bầu
15/ Nguyễn Ngọc Hào – Chỉ Huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh 342 phiếu bầu
16/ Nguyễn Đức Hòa – Giám đốc Sở KH&ĐT 336 phiếu bầu
17/ Võ Văn Hòa – Bí thư Huyện ủy Bắc Bình 336 phiếu bầu
18/ Biện Văn Hoan – Phó Chánh án TAND tỉnh 279 phiếu bầu
19/ Nguyễn Mạnh Hùng – Bí thư Tỉnh ủy 301 phiếu bầu
20/ Tạ Thị Thu Hương – Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT Tỉnh ủy 326 phiếu bầu
21/ Mai Kiều – Giám đốc Sở NN&PTNT 330 phiếu bầu
22/ Lê Tấn Lai – Chánh Văn phòng Tỉnh ủy 336 phiếu bầu
23/ Hồ Lâm – Giám đốc Sở TN&MT 297 phiếu bầu
24/ Bố Thị Xuân Linh - Chủ tịch UBMTTQ tỉnh 329 phiếu bầu
25/ Lại Văn Loan – Viện trưởng VKSND tỉnh 305 phiếu bầu
26/ Phạm Văn Long – Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh 343 phiếu bầu
27/ Hồng Thanh Nam – Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Bắc 315 phiếu bầu
28/ Nguyễn Thanh Nam – Bí thư Thị ủy La Gi 304 phiếu bầu
29/ Phạm Văn Nam – Giám đốc Sở GTVT 332 phiếu bầu
30/ Hoàng Đình Nghĩa – Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy 325 phiếu bầu
31/ Phan Công Ngôn – Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh 349 phiếu bầu
32/ Lê Tuấn Phong – Phó Giám đốc Sở KH&ĐT 282 phiếu bầu
33/ Nguyễn Văn Phong – Phó Giám đốc Sở Tài chính 284 phiếu bầu
34/ Nguyễn Xuân Phối – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh 264 phiếu bầu
35/ Nguyễn Thị Phúc – Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh 262 phiếu bầu
36/ Tiêu Hồng Phúc – Bí thư Tỉnh đoàn 332 phiếu bầu
37/ Hồ Trung Phước – Giám đốc Sở KH&CN 288 phiếu bầu
38/ Nguyễn Thu Sơn – Bí thư Thành ủy Phan Thiết 326 phiếu bầu
39/ Đặng Hồng Sỹ - Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Nam 275 phiếu bầu
40/ Nguyễn Văn Tám – Bí thư Huyện ủy Tánh Linh 300 phiếu bầu
41/ Nguyễn Thành Tâm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh 324 phiếu bầu
42/ Nguyễn Thị Minh Tâm – Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy 356 phiếu bầu
43/ Phan Đoàn Thái – Giám đốc Sở GD&ĐT 320 phiếu bầu
44/ Nguyễn Văn Thân – Giám đốc CA tỉnh 326 phiếu bầu
45/ Phạm Thật – Phó Giám đốc CA tỉnh 327 phiếu bầu
46/Trần Tới – Bí thư Huyện ủy Phú Quý 321 phiếu bầu
47/ Huỳnh Đa Trung – Bí thư Huyện ủy Đức Linh 311 phiếu bầu
48/ Lê Hồng Văn – Tổng Biên tập Báo Bình Thuận 298 phiếu bầu
49/ Nguyễn Quốc Việt – Giám đốc Sở Y tế 295 phiếu bầu
50/ Lê Thị Hải Yến – Phó Chủ tịch phụ trách Hội LHPN tỉnh 285 phiếu bầu
Hết năm 2016, 100% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến
Nghị quyết số 36a/NQ-CP vạch ra lộ trình thực hiện Chính phủ điện tử: Trong 3 năm 2015 - 2017 tập trung cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính.
Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ (dịch vụ công trực tuyến mức độ 3).
Bên cạnh đó, một số dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).
Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị, các chương trình, kế hoạch của Chính phủ và các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT; tập trung vào giải pháp đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với những lĩnh vực bức thiết, liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Từng bước triển khai các hệ thống thông tin quốc gia về dân cư, đất đai - xây dựng, doanh nghiệp,... ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chứng từ, hồ sơ điện tử.
Đến năm 2016 các bộ, ngành Trung ương có 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3. Tích cực triển khai để cung cấp dịch vụ công mức độ 4. Xây dựng, ban hành và hàng năm cập nhật danh sách các dịch vụ công được ưu tiên cung cấp trực tuyến tối thiểu ở mức độ 3 của các bộ, ngành, địa phương.
Nghị quyết cũng nêu rõ, tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT ở các cơ quan nhà nước các cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về CNTT và việc thuê dịch vụ CNTT; tăng cường năng lực cán bộ làm công tác an toàn, an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước.
Ghi loại chi CNTT theo phân ngành kinh tế trong hệ thống mục lục ngân sách như quy định tại Luật Công nghệ thông tin năm 2006; sử dụng nguồn kinh phí khoa học công nghệ để thực hiện nội dung ứng dụng CNTT trong nhiệm vụ khoa học - công nghệ và đầu tư hạ tầng thông tin khoa học - công nghệ; sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam cho những nhiệm vụ cụ thể.
Khẩn trương hoàn thiện các quy định về điều kiện, thủ tục đầu tư, mua sắm, thuê dịch vụ, sản phẩm CNTT; tạo điều kiện đẩy nhanh thực hiện thuê dịch vụ, sản phẩm CNTT trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt trong triển khai các dịch vụ công có thu. Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích mạnh mẽ, thu hút các nhà đầu tư đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam.
Bộ Công Thương bổ nhiệm Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương
Theo tin từ Cục Công nghiệp địa phương, ngày 13/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương đối với ông Ngô Quang Trung.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chúc mừng ông Ngô Quang Trung được Ban Cán sự, Lãnh đạo Bộ tin tưởng giao trọng trách đứng đầu một đơn vị quan trọng của ngành Công Thương, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghiệp nông thôn. Đặc biệt là thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước thúc đẩy phát triển công nghiệp địa phương để xây dựng nông thôn mới.
Thứ trưởng cũng đánh giá cao chuyên môn, khả năng lãnh đạo của ông Ngô Quang Trung. Đồng thời, Thứ trưởng mong muốn ông Ngô Quang Trung cần phát huy năng lực, cố gắng nhiều hơn nữa để đoàn kết cùng Ban lãnh đạo và toàn thể CBVC Cục Công nghiệp địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thứ trưởng cũng động viên Ban lãnh đạo, CBVC Cục Công nghiệp địa phương chung tay cùng ông Ngô Quang Trung làm tốt nhiệm vụ của mình.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Ngô Quang Trung đã gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Cán sự, Lãnh đạo Bộ đã tin tưởng, giao trọng trách và hứa sẽ nỗ lực phấn đấu hết mình, đoàn kết nhất trí cùng tập thể Lãnh đạo và CBVC Cục Công nghiệp địa phương phát huy truyền thống, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Bộ Công Thương đã tinh tưởng giao cho.
Giá nhiều mặt hàng nông sản ĐBSCL tăng mạnh
Về cây mía, trong niên vụ mía này tại các tỉnh ĐBSCL diện tích trồng mía đang tụt dốc không phanh, đều đồng loạt giảm mạnh so với niên vụ trước.
Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam hay, hiện các nhà máy đường đã thống nhất thu mua mía với giá sàn 860 đồng/kg (mía 10 chữ đường), cao hơn mức giá quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 119 đồng/kg.
Theo phản ánh của nhiều hộ dân trồng mía, hiện các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau bằng cách “xí phần”, tranh đăng ký trước vùng nguyên liệu... . Điều này dẫn đến giá thu mua mía nguyên liệu đang nhích lên theo hướng có lợi cho người trồng mía.
Về mặt hàng thịt heo, sau một thời gian giảm xuống mức thấp, từ cuối tháng 9 và đầu tháng 10-2015, giá heo hơi tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã tăng trở lại khoảng 2.000-3.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, trong một vài ngày qua giá heo hơi đột ngột quay đầu giảm trở lại từ 1.000-1.500 đồng/kg. Cụ thể, heo hơi loại tốt tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh như: Hậu Giang, An Giang,Vĩnh Long, Bến Tre… hiện có giá 39.000 - 40.500 đồng/kg. Trong khi đó, heo hơi loại thông thường được nhiều hộ chăn nuôi bán cho thương lái ở mức 37.000-38.000 đồng/kg.
Nông sản Việt thu hút hàng nghìn người Trung Quốc đến mua sắm
Thông tin từ Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), trong ba ngày qua 10-13/10, 30 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ quốc tế doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc.
Hội chợ do Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương phối hợp cùng Chi nhánh Thương vụ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc tổ chức .
Với 45 gian hàng tiêu chuẩn, các mặt hàng Việt Nam được trưng bày, giới thiệu tại hội chợ đều là các sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như: cà phê, nông sản chế biến, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, đồ gỗ nội thất…
Đặc biệt, tại hai gian hàng Quốc gia Việt Nam và Khu gian hàng Việt Nam đã trưng bày nhiều tài liệu tuyên truyền phong phú, đa dạng về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Tài liệu về các Hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu uy tín và các sản phẩm mang đậm nét đặc sắc của Việt Nam cũng được trưng bày.
Các gian hàng của đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã thu hút hàng nghìn lượt khách thăm quan, tìm kiếm đối tác và mua sắm.
Vụ thị trường Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, lần tham gia hội chợ này đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã góp phần quảng bá, giới thiệu về môi trường đầu tư, kinh doanh và các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Đồng thời, mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc nói chung và tỉnh Quảng Đông nói riêng.