tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 27-09-2015

  • Cập nhật : 27/09/2015

Quy hoạch TPHCM: Quận 5 sắp có khu dân cư 85ha

dai lo vo van kiet doan qua quan 5 va kenh tau hu.

Đại lộ Võ Văn Kiệt đoạn qua quận 5 và kênh Tàu Hũ.

 UBND TPHCM đã chỉ đạo tiến hành lập quy hoạch 1/2000 cho khu dân cư thuộc nhiều phường trong quận 5.
UBND TPHCM vừa duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 (điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000) Khu dân cư liên Phường 2, 3, 4, Quận 5.

Khu vực quy hoạch thuộc Phường 2, Phường 3, Phường 4, Quận 5; phía Đông giáp đường Nguyễn Văn Cừ, phía Tây giáp đường Huỳnh Mẫn Đạt, phía Nam giáp đường Trần Hưng Đạo, phía Bắc giáp đường Hùng Vương.

Tổng diện tích đất được giao lập nghiên cứu quy hoạc là 84,89 ha; tính chất là khu dân cư đô thị, dịch vụ công cộng và công viên cây xanh.

Dự báo quy mô dân số khoảng 40.000 người (dân số hiện trạng khoảng 33.601 người). Chỉ tiêu sử dụng đất toàn khu quy hoạch 21,2 m2/người. Chỉ tiêu đất đơn vị ở trung bình toàn khu quy hoạch từ 14,1 đến 22 m2/người. Đất giao thông tính đến mạng lưới đường khu vực (từ đường khu vực trở lên), kể cả giao thông tĩnh tối thiểu 13%.

Theo yêu cầu quy hoạch, tiêu chuẩn cấp nước 180 lít/người/ngày. Tiêu chuẩn thoát nước 180 lít/người/ngày. Tiêu chuẩn cấp điện 1.800 – 3.000 kwh/ng/năm. Tiêu chuẩn rác thải, chất thải 1,3 kg/người/ngày.

Thiếu 1.720 tỉ đền bù đường cao tốc Bến Lức - Long Thành

thieu 1.720 ti den bu duong cao toc ben luc - long thanh

Thiếu 1.720 tỉ đền bù đường cao tốc Bến Lức - Long Thành

Do chậm cấp kinh phí đền bù, hiện dự án còn vướng 1.700 hộ dân chưa giải tỏa, tập trung nhiều tại khu vực huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Theo ông Phạm Hồng Quang - phó tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VN - chủ đầu tư dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (Long An, TP.HCM và Đồng Nai), sau hơn 1 năm khởi công đến nay dự án vẫn còn thiếu 1.720 tỉ đồng đền bù giải tỏa các hộ dân. 

Trong khi đó, theo kế hoạch đền bù giải tỏa thì chậm nhất là đến quý 1-2016, dự án phải bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các nhà thầu thi công.

Ban quản lý dự án đường cao tốc cho biết tiến độ đền bù giải tỏa dự án này quá chậm. Hiện còn hơn 1.700 hộ dân chưa giải tỏa, trong đó vướng giải tỏa nhiều nhất ở huyện Nhơn Trạch và Long Thành - tỉnh Đồng Nai (còn 1.185 hộ) vì chậm cấp kinh phí đền bù.

Tại huyện Bình Chánh TP.HCM cũng còn vướng giải tỏa khoảng 500 hộ. Riêng huyện Bến Lức và Cần Giuộc Long An đã đền bù giải tỏa 93-98%, huyện Nhà Bè và Cần Giờ -TP HCM đền bù giải tỏa được 89-100%. 

Dự án cao tốc Bến Lức - Long An đã khởi công tháng 7-2014 với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 1.607 tỉ USD. Tình hình đền bù giải tỏa chậm sẽ ảnh hướng đến tiền độ hoàn thành đường cao tốc Bến Lức - Long Thành vào năm 2018.


Quận Ba Đình được quản lý, sử dụng 5ha Cung thể thao Quần Ngựa

nha thi dau tai cung the thao quan ngua

Nhà thi đấu tại Cung thể thao Quần Ngựa

 Cung thể thao tổng hợp Quần Ngựa sẽ được UBND quận Ba Đình quản lý, sử dụng từ ngày 24/9/2015.
Ngày 24/9/2015, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 4808 về việc chuyển giao Cung thể thao tổng hợp Quần Ngựa từ Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội thuộc Sở Văn hóa và Thể thao sang UBND quận Ba Đình quản lý, sử dụng.

Tổng diện tích khu đất được giao là 51.780m2; diện tích nhà được nhà nước giao 18.248,8m2, bao gồm: 01 Nhà thi đấu, 07 nhà tập, 03 nhà ở của vận động viên, 01 trạm bơm, 01 trạm biến thế, 02 phòng bảo vệ; 4.600m2 đất của Cung thể thao tổng hợp Quần Ngựa chưa được giải phóng mặt bằng...
 
UBND Thành phố giao Sở Văn hóa và Thể thao bàn giao nguyên trạng tài sản, nhà, đất về UBND quận Ba Đình quản lý, sử dụng. Thống kê hạch toán ghi giảm tài sản; Kê khai, đăng ký điều chỉnh số liệu tài sản theo quy định.
 
UBND quận Ba Đình tiếp nhận nguyên trạng tài sản, nhà, đất nêu trên; Quản lý, sử dụng tài sản, nhà, đất đúng mục đích, đúng chế độ quản lý tài sản hiện hành; thực hiện hạch toán ghi tăng tài sản và giá tri tài sản; Kê khai, đăng ký điều chỉnh số liệu tài sản theo quy định.

Đồng thời, quận Ba Đình sẽ xây dựng phương án tiếp nhận, bố trí sắp xếp viên chức và người lao động hiện đang làm việc tại Cung thể thao tổng hợp Quần Ngựa. Xây dựng phương án giải phóng mặt bằng toàn bộ các diện tích nhà, đất đang cho thuê (nếu có) và bị lấn chiếm trong khuôn viên của Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa theo quy định của pháp luật.

TP HCM đề xuất cho thuê nhà công vụ thấp nhất 150.000 đồng mỗi tháng

Tùy theo thu nhập của công chức mà giá thuê nhà công vụ tại các khu vực dao động từ 150.000 đến 1,2 triệu đồng mỗi tháng.

Do chưa có cơ sở pháp lý về thực hiện thu tiền thuê nhà ở công vụ, Sở Xây dựng vừa đề xuất lên UBND TP HCM ban hành giá cho thuê loại nhà này. Sở trình hai phương án tính giá phù hợp với thu nhập của công nhân, viên chức.Cách tính thứ nhất là dựa trên chi phí quản lý, vận hành thực tế hiện nay của từng khu nhà. Với phương án này, giá thuê căn hộ cao nhất là Khu B chung cư 225 Trần Hưng Đạo (quận 1) khoảng 2,4 triệu đồng mỗi tháng, còn thấp nhất là ở Cần Thạnh (huyện Cần Giờ) với 560.000 đồng.

nha cong vu o lo c chung cu ngo tat to, quan binh thanh. anh: d.t

Nhà công vụ ở lô C chung cư Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh. Ảnh: D.T

Phương án hai là dựa vào suất vốn đầu tư do Bộ Xây dựng quy định và định mức khoán kinh phí hoạt động của UBND thành phố cho một lao động trong cơ quan hành chính. Theo cách này, giá thuê căn hộ tại chung cư 225 Trần Hưng Đạo còn 1,2 triệu đồng một tháng, Bình Khánh khoảng 200.000 đồng, Cần Thạnh chỉ 150.000 đồng.

Đây cũng là phương án được Sở Xây dựng ưu tiên đề xuất với UBND TP HCM, vì cho rằng người được bố trí thuê nhà có thời gian theo nhiệm kỳ công tác. Đồng thời, do các khu nhà được xây dựng để phục vụ cho người làm trong cơ quan hành chính, sự nghiệp có thu nhập hạn chế nên quy mô, tính chất công trình và trang thiết bị cũng khác nhau.

TP HCM hiện quản lý bốn khu nhà công vụ gồm khu B chung cư 225 đường Trần Hưng Đạo (quận 1),  Lô C chung cư Ngô Tất Tố (quận Bình Thạnh), Bình Khánh và Cần Thạnh (huyện Cần Giờ).


Việt Nam xứng đáng trở thành Ủy viên không thường trực HĐBA

Thủ tướng Vương quốc Na Uy Erna Solberg cho rằng Việt Nam xứng đáng trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. 

chu tich nuoc truong tan sang tiep xuc thu tuong vuong quoc na uy erna solberg tai new york. anh: bo ngoai giao cung cap.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc Thủ tướng Vương quốc Na Uy Erna Solberg tại New York. Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp.

Ngày 25-9 tại New York (Hoa Kỳ), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Vương quốc Na Uy Erna Solberg.

Tại cuộc tiếp xúc, Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với Na Uy, một trong những nước có nhiều đóng góp, hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước chúc mừng Na Uy trở thành Đối tác theo lĩnh vực của ASEAN và khẳng định Việt Nam ủng hộ phát triển quan hệ đối tác thực chất, hiệu quả giữa Na Uy và ASEAN.

Để tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Na Uy phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, hai nhà lãnh đạo nhất trí hai nước cần duy trì trao đổi đoàn thường xuyên, đặc biệt cần tăng cường các hoạt động giao lưu doanh nghiệp và giữa các Bộ/ngành, địa phương hai nước.

 Chủ tịch nước đề nghị chính phủ Na Uy thúc đẩy, hỗ trợ các công ty Na Uy đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và nhu cầu như hàng hải, đóng tàu, thủy điện, năng lượng tái tạo, dầu khí, nuôi trồng thủy sản.

Chủ tịch nước cũng đề nghị Na Uy thúc đẩy EU sớm hoàn tất ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng như sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, bày tỏ tin tưởng rằng Hiệp định này sẽ giúp thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế Việt Nam với Na Uy và EU.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Erna Solberg nhất trí hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương.

Chủ tịch nước cũng đề nghị Na Uy ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khóa 2020-2021.

Bà Erna Solberg đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ, cho rằng với các thành tựu đó, Việt Nam xứng đáng trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn sau năm 2015. Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước đề nghị Na Uy duy trì ODA cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực xây dựng hạ tầng kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em.

Về các vấn đề khu vực, hai bên nhất trí cho rằng các tranh chấp ở biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển Liên hợp quốc năm 1982, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông.(Tuổi Trẻ)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục