Tiếp nối 6 mùa tổ chức thành công, câu lạc bộ Society of Open Science - THPT Chuyên Hà Nội AMSTERDAM đã và đang trong quá trình chuẩn bị cho chương trình hội chợ khoa học Science Fair 2024. Đây là sự kiện dành cho những người yêu khoa học ở mọi lứa tuổi, với mục đích tạo ra một sân chơi mới lạ và bổ ích.
Tọa đàm "giải pháp phát huy các sản phẩm OCOP, gắn kết phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch"
- Cập nhật : 05/08/2023
Viện Nghiên cứu & Ứng dụng Đổi mới Sáng tạo Doanh nghiệp (3AI) cùng đồng hành với Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư Đồng Tháp tổ chức buổi “Tọa đàm “Phát triển sản phẩm OCOP gắn với nông nghiệp, làng nghề” để thảo luận bàn giải pháp phát huy các sản phẩm OCOP, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch.
Tại Đồng Tháp, việc phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng gắn với Chương trình OCOP thời gian qua được tỉnh đặc biệt quan tâm và đang từng bước hỗ trợ các địa phương xây dựng các điểm du lịch cộng đồng đạt tiêu chuẩn OCOP.
Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe các chuyên gia chia sẻ định hướng phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ và điểm du lịch; đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trong chương trình OCOP; kinh nghiệm phát triển du lịch gắn với phát triển làng nghề truyền thống.
Thầy Phan Bửu Toàn- Phó Hiệu Trường Cao Đẳng Du Lịch Sài Gòn chia sẻ về vấn đề hiện nay người tiêu dùng chưa thật sự hiểu sản phẩm OCOP là gì? khái niệm 3 sao, 4sao hay 5 sao là như thế nào
Du khách, đặc biệt là người nước ngoài còn xa lạ với hàng OCOP, Giá cả và mẫu mã bao bì đóng gói của sản phẩm OCOP là một trong những trở ngại khi đưa hàng OCOP khi tiếp cận với khách hàng.
Khi xác định sản phẩm OCOP gắn với du lịch sẽ góp phần làm phong phú cho chương trình du lịch, thu hút khách tham quan, trải nghiệm. Thỏa mãn nhu cầu mua sắm của du khách. Khai thác các giá trị văn hóa bản địa gắn với giới thiệu, quảng bá sản phẩm từ những làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP.
Việc gắn kết sản phẩm OCOP với du lịch là hướng đi cần thiết và quan trọng, tạo ra không gian phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững ở các địa phương.
Ông Trần Anh Tuấn Viện Phó, Viện Nghiên cứu & Ứng dụng Đổi mới Sáng tạo Doanh nghiệp (3AI) đã đúc kết từ nhiều chương trình xây dựng phát triển chiến lược kinh tế từ nhiều chương trình quốc gia đã chia sẻ về cần chuyển đổi mô hình kinh doanh du lịch kết hợp với thương mại hoá sản phẩm OCOP và làng nghề.
Thông qua việc xây dựng mô hình kinh doanh đổi mới giúp cho các doanh nghiệp có thể tái tạo kinh doanh cho hệ sinh thái tích hợp du lịch + sản phẩm OCOP + làng nghề.
Ngành du lịch cần định hình lại cách khách hàng đi du lịch, các giải pháp tiếp thị, bán hàng và quản lý du lịch bởi công nghệ và ĐMST - cụ thể là các giải pháp du lịch liền mạch.
Thấu hiểu được sự giao thoa giữa ý thức khách hàng, tăng tốc công nghệ và quản lý điểm đến. Du lịch có trách nhiệm và lồng ghép các yếu tố văn hoá địa phương vào trải nghiệm du lịch và sản phẩm OCOP giúp tăng tính chân thực và hấp dẫn du khách.
Sản phẩm thủ công phản ánh di sản văn hóa độc đáo tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho du khách. Sản phẩm OCOP và làng nghề chính là chất xúc tác cho du lịch phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lưu ý các địa phương trong phát triển du lịch cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu; nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch cộng đồng và chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh; chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông thôn mới và chương trình OCOP v.v..
Xác định lợi ích khi "kết duyên" du lịch và xúc tiến sản phẩm OCOP, Tỉnh Đồng Tháp đã và đang ưu tiên tổ chức những sự kiện xúc tiến thương mại gắn với không gian, sự kiện du lịch và hướng tới du khách.
Ông Huỳnh Kim Khuê – Phó Giám Đốc Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại Du Lịch Và Đầu Tư Đồng Tháp chia sẻ:
Đồng Tháp đã và đang đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng, kết nối cung - cầu giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước. Nổi bật phải kể đến việc đưa vào hoạt động “Trung tâm giới thiệu đặc sản và du lịch tỉnh Đồng Tháp tại Hà Nội”; tổ chức các chương trình “Tuần Hàng Cá Tra/Basa và đặc sản Đồng Tháp”; “Điểm trưng bày, giới thiệu quảng bá nông đặc sản Đồng Tháp tại Hà Nội” “ Trung tâm giới thiệu Đặc Sản, Du lịch và Ẩm Thực Đồng Tháp và các tỉnh ĐBSCL tại Phú Quốc”...và tham gia các hoạt động XTTM khác tại thị trường trong và ngoài nước...qua đó góp phần hỗ trợ quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp từng bước vươn xa.
Thông qua các trang thương mại điện tử, các nền tảng công nghệ số. Hiện nay, số người sử dụng các trang thương mại điện tử nhằm mua sắm và truy cập vào các ứng dụng nền tảng tăng liên tục trong thời đại số hóa.
Do đó, đây trở thành những kênh tiếp cận tiêu dùng, quảng bá sản phẩm nhanh và phổ biến nhất thay cho những kênh phân phối truyền thống.
Do dó, đầu tháng 9/2023 Trung tâm sẽ phối hợp với Tik Tok Việt Nam, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp; Văn phòng đại diện Sunwah tại Việt Nam tổ chức các chương trình: Bồi dưỡng kiến thức xúc tiến thương mại cho nông dân, hợp tác xã tham gia vùng nguyên liệu; chương trình giới thiệu hệ thống quản trị, phương thức vận hành,hướng dẫn tham gia “ Gian hàng nông sản Việt Nam” trên nền tảng Thương mại điện tử tiếp cận thị trường Trung Quốc; chương trình tham quan dành cho các nhà sáng tạo nội dung, đi thăm và trải nghiệm các điểm đến và mô hình tiêu biểu, tổ chức show truyền hình thực tế trên nền tảng Tik Tok live nhằm giới thiệu nghệ nhân, làng nghề, quảng bá về văn hóa, con người địa phương...
Đồng Tháp có 357 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao (01 sản phẩm đạt 5 sao , 81 sản phẩm đạt 4 sao và 275 sản phẩm đạt 3 sao). Ngoài ra, còn 03 sản phẩm OCOP tiềm năng đã hoàn thiện thủ tục, hồ sơ đang chờ Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia xét công nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao.
Đồng Tháp có 154 điểm du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng đang khai thác phục vụ khách du lịch. Góp phần làm phong phú các sản phẩm du lịch của Đồng Tháp, thực hiện chủ trương của Tỉnh phát triển du lịch nông nghiệp là chiến lược, trụ cột, căn bản, toàn diện, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Buổi toạ đàm đã nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và các ban ngành chức năng liên quan. Sự thành công của buổi toạ đàm sẽ mở ra thêm nhiều chương trình xúc tiến hỗ trợ đào tạo và kết nối thêm cho các hoạt động của du lịch và OCOP Đồng Tháp.