Có lẽ trong hàng vạn thứ khó hiểu thời đại này thì tín dụng đen là một điều nguy hiểm vô cùng bí ẩn. Nó là gì, chúng ta đều khó hình dung. Để nhận dạng được ra nó có lẽ chỉ cho đến khi lờ mờ nhìn thấy qua các gương mặt thảng thốt, âu sầu của các nạn nhân.
Kinh doanh tiền ảo tại Việt Nam có vi phạm pháp luật không?
- Cập nhật : 10/12/2015
(Tai chinh)
Có 1 vụ việc liên quan đến kinh doanh tiền ảo, cơ quan điều tra muốn truy tố, nhưng Bộ tài chính cho rằng đây là hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm.
Theo thông tin mà chúng tôi có được từ ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Phó trưởng Ban cải cách và Hiện đại hóa, Tổng cục Thuế cho biết hiện cơ quan chức năng đang điều tra và xử lý một vụ việc liên quan đến một cá nhân kinh doanh tiền kỹ thuật số, tức là kinh doanhtiền ảo trên thị trường quốc tế.
Quan điểm khác nhau giữa 2 Bộ
Trong câu chuyện này, được biết cá nhân này kinh doanh tiền kỹ thuật số chỉ trong thời gian ngắn, với địa bàn hoạt động là một địa phương chứ không phải ở các thành phố hay đô thị lớn. Đáng chú ý là chỉ trong thời gian ngắn kinh doanh loại tiền này, cá nhân này đã thu về khoảng 170 tỷ đồng. Đại diện của Tổng cục Thuế không đưa ra thông tin chi tiết hơn về vụ việc và cá nhân liên quan.
Hiện các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra hoạt động kinh doanh của cá nhân này. Trong đó, ông Tiến cho biết Bộ Công an đã có ý định muốn khởi tố vụ việc này, song quan điểm của Bộ Tài chính lại cho rằng đây là hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm. Cho nên vấn đề là quản lý thế nào, đặc biệt là quản lý thuế ra sao cho phù hợp.
“Nền tảng pháp lý chưa công nhận tiền kỹ thuật số là loại tài sản, phương thức hoạt động cũng đặc thù. Nhưng đây lại là ngành nghề pháp luật không cấm, cá nhân trên kinh doanh hợp pháp, nên đã đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan quản lý thuế, song ngành thuế không thể không quản lý những đối tượng kinh doanh này” – Ông Tiến nói.
Đại diện Tổng cục Thuế cũng nói thêm: Vấn đề là cơ quan thuế phân loại hoạt động kinh doanh này theo loại hình nào, và quản lý hoạt động này với chính sách thuế nào để quản lý chứ không phải là “cấm cửa” không cho cá nhân này kinh doanh.
Cần khuyến khích hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm
Vấn đề tiền kỹ thuật số cần nhìn nhận khách quan hơn và ưu tiên pháp triển, Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ về công nghệ, nên quản lý thế nào để không nên hình sự hóa vấn đề đó. Chúng tôi đã nhận thức đầy đủ thực trạng như vậy và sẽ tham mưu cho Bộ Tài chính, xem xét và rà soát lại hoạt động để có sửa đổi chính sách thuế cho phù hợp.
Theo một số chuyên gia trong ngành, với nhiều loại hình kinh doanh và cung cấp dịch vụ kỹ thuật số, nội dung số ngày càng phát triển, việc quản lý thuế đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng. Đặc biệt trong quản lý thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đây đều là những hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm, trước mắt có thể chưa tạo ra giá trị cho ngân sách nhà nước thông qua hoạt động đóng thuế, nhưng đã tạo ra thu nhập cho những cá nhân. Bên cạnh đó, những mô hình kinh doanh và cung cấp dịch vụ kỹ thuật số, nội dung số khá mới và phù hợp với xu hướng của ngành công nghệ, nên việc khuyến khích phát triển là cần thiết.
“Cần có chính sách thuế khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển các mô hình kinh doanh và cung cấp dịch vụ kỹ thuật số. Đây là những mô hình mới, hướng tới phát triển ngành công nghệ nên phải có chính sách phù hợp và không thể dùng các công cụ hay biện pháp hình sự hóa, chính sách quản lý chặt chẽ khiến cho các đơn vị này không phát triển được ” – một chuyên gia khuyến nghị.
Ở một động thái khác liên quan đến tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước từng đưa ra 1 cảnh báo phủ nhận tính hợp pháp của tiền ảo dưới góc độ tiền tệ và phương tiện thanh toán tại Việt Nam như sau: “Theo các quy định của pháp luật hiện hành về tiền tệ và ngân hàng, Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do vậy, việc sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng”.
Câu chuyện liên quan đến tiền ảo cho thấy hiện còn nhiều góc độ và quan điểm quản lý khác nhau cần tiếp tục được thảo luận và làm rõ giữa các cơ quan chức năng.