Ông Hoàng Trung Hải: Hạ tầng giao thông Hà Nội ở mức báo động
Hà Nội phê duyệt giá đất tuyến đường tỉnh lộ 411C huyện Ba Vì
4.000 tỷ đồng đã được cho vay theo Nghị Định 67
Lao đao vì ‘vàng trắng' mất giá
Xâm mặn 90 km, nửa triệu dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng
Ba ưu tiên của Việt Nam
- Cập nhật : 05/10/2015
(Tin kinh te)
Việc các thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) phát động các mục tiêu toàn cầu cho giai đoạn từ 2015 đến 2030 có ý nghĩa then chốt đối với Việt Nam.
Công nhân đưa con cái đến nhà trẻ khang trang do Công ty Pouyuen Việt Nam xây dựng cho công nhân của mình tại TP.HCM - Ảnh: Tự Trung
Điều đó tái khẳng định và mở rộng những cam kết trong Tuyên bố thiên niên kỷ, và thay thế các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) sẽ hết hạn trong năm nay.
Các mục tiêu toàn cầu mới đặt ra một chương trình nghị sự hoàn thiện và tham vọng hơn nhiều so với các MDG. Đặc biệt, các mục tiêu này được thiết kế cho cả các nước phát triển và đang phát triển, và trực tiếp tập trung vào giảm khoảng cách giữa các nước và trong từng nước.
Với các mục tiêu này, thế giới cam kết “sẽ không bỏ ai lại phía sau” và xây dựng các quan hệ đối tác mới - không chỉ giữa các quốc gia với nhau mà còn giữa các lợi ích của quốc gia là nhà nước, doanh nghiệp và xã hội dân sự.
Lúc này là thời điểm tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, không chỉ là bắt đầu của chu kỳ lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mới, mà còn là lúc diễn ra các tranh luận chính trị cấp cao và suy nghĩ về mô hình phát triển của đất nước.
Hầu hết đều nhận ra sự cần thiết phải giải quyết các thách thức đang nổi và nắm bắt các cơ hội mới để Việt Nam có thể tiến lên mức độ phát triển tiếp theo.
Để xây dựng một xã hội hiện đại, bình đẳng và công bằng với một nền kinh tế vững mạnh, Việt Nam cần phải tạo cơ hội cho mọi công dân và bảo đảm pháp quyền. Nhà nước giữ vai trò trọng tâm trong việc giải quyết các thách thức, và các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) rất phù hợp cho nhiệm vụ đó khi chúng vừa đưa ra các biện pháp để có thành công đầu ra, vừa là những chỉ dẫn cho phương hướng cải cách chính sách.
Đích đến của chúng ta trong tầm mắt: chấm dứt nghèo đói cùng cực vào năm 2030 và tạo cuộc sống hòa bình và đàng hoàng cho mọi người
Tổng thư ký LHQ BAN KI MOON
Việt Nam phải nắm lấy cơ hội này. Có ba ưu tiên nổi lên như sau:
Thứ nhất, tuy là một trong những nước thực hiện thành công nhất toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn chưa hoàn thành tất cả các MDG. Còn phải hoàn tất các mục tiêu về môi trường và HIV/AIDS, và vẫn cần xử lý những bất bình đẳng, nhất là giữa các cộng đồng dân tộc đa số và thiểu số. Các ưu tiên này cũng được thể hiện rõ rệt trong các SDG.
Thứ hai, cần phải có sự ủng hộ chính trị ở cấp cao nhất. Tại Đại hội đồng LHQ vào tuần trước ở New York, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cam kết “huy động mọi nguồn lực… và đặt con người ở trọng tâm của nỗ lực lớn lao này". Điều này phải được củng cố và truyền đạt tới cấp địa phương.
Ngoài ra, cần phải cố gắng huy động các nguồn lực tài chính trong nước nhờ việc dùng sức mạnh của khu vực tư nhân vào việc thúc đẩy phát triển bền vững.
Và cuối cùng, Việt Nam cần “nội địa hóa” các SDG và điều chỉnh chúng cho phù hợp với bối cảnh phát triển của mình. Cần cải cách thể chế, thay đổi chính sách, có các cơ chế giám sát và đánh giá mới.
Quốc hội có thể đóng vai trò chủ yếu trong việc giám sát và dẫn dắt chương trình nghị sự SDG, như đã đề ra trong Tuyên bố Hà Nội, thông qua tại phiên họp 132 của Liên minh Nghị viện thế giới.
Việc thực hiện các mục tiêu có thể bắt đầu ngay với việc nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách và người dân về chương trình nghị sự mới và lồng ghép vào các kế hoạch, chính sách và chương trình ở tất cả các cấp.
Tất nhiên, để đạt được các mục tiêu tham vọng này, tất cả chúng ta phải đóng góp sức lực. SDG là kết quả từ nỗ lực tham vấn chưa từng có tiền lệ trong việc phản ánh tiếng nói của người dân trên thế giới. Tôi vô cùng ấn tượng với những lời tóm tắt sau về khát vọng tập thể của hơn 1 triệu người tham gia vào các quá trình tham vấn này:
“Đây là tuyên ngôn của chúng ta về sự phụ thuộc lẫn nhau, cam kết của chúng ta về việc tôn trọng quyền của mọi người ở khắp nơi. Để bảo vệ hành tinh - ngôi nhà chung của chúng ta. Để tạo ra thịnh vượng cho mọi người, để củng cố hòa bình toàn cầu. Và để giải phóng thế giới khỏi sự sợ hãi và bạo lực.
Để cùng phấn đấu vì một thế giới không ai bị bỏ lại phía sau. Chúng ta sẽ giải phóng loài người khỏi cường bạo của cái nghèo. Chúng ta sẽ hàn gắn và bảo vệ hành tinh này cho mọi thế hệ và đưa thế giới vào con đường bền vững.
Khi chúng ta khởi động hành trình tập thể, chúng ta cam kết bao gồm tất cả mọi người. Chúng ta tập hợp, xây dựng, viết, sáng tạo, tưởng tượng, phối hợp, mơ ước, chơi, nói, làm việc và chia sẻ yêu thương".
LHQ cam kết hỗ trợ Việt Nam tiếp tục thực hiện các SDG vì sự phát triển bao trùm, bình đẳng và bền vững, nơi “không một ai bị bỏ lại phía sau".