Bộ Công Thương đã hoàn thiện các phương án xử lý đối với 12 dự án yếu kém để trình Thường trực Chính phủ thảo luận.
Vì sao nói Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP?
- Cập nhật : 10/10/2015
(Thuong mai)
HSC thẳng thắn cho rằng Việt Nam là quốc gia kém phát triển nhất trong TPP nhưng sẽ tăng tốc đáng kể trong thập kỷ tới nhờ TPP.
Thứ nhất, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng. Các nước Bắc Á và ASEAN có thể xem xét chuyển một phần đáng kể chuỗi cung ứng ngành dọc ở một số ngành nhất định để hưởng lợi từ việc giảm thuế và tiếp cận thị trường tốt hơn
Thứ hai, tốc độ cải cách được đẩy nhanh – cam kết nâng cao mức độ tiếp cận thị trường đối với việc đầu tư vào chi tiêu chính phủ và các ngành dịch vụ. Tốc độ cổ phần hóa cũng sẽ được đẩy nhanh hơn và tỷ trọng của DNNN sẽ giảm.
Thứ ba, Việt Nam có thêm vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhu cầu sẽ tăng do vốn ngoại đổ vào Việt Nam làm tăng nhu cầu đối với dịch vụ tiện ích; nước; đường xá… Đầu tư tư nhân trong lĩnh vực này đã được mở rộng sau khi có quy định mới về hình thức đối tác công tư PPP.
Thứ tư, hàng hóa giao thương tăng mạnh. Việc có thêm các cơ sở sản xuất tại Việt Nam sẽ làm tăng hàng hóa giao thương của Việt Nam, theo đó tăng nhập khẩu cũng như xuất khẩu. Về bản chất TPP là một hiệp định thương mại tự do theo phương thức truyền thống, nghĩa là miễn hoặc giảm thuế quan.
HSC ước tính có khoảng 18.000-20.000 sản phẩm sẽ được giảm thuế trong thập kỷ tới dưới tác động trực tiếp của TPP. Một số sản phẩm trong số này sẽ được giảm thuế ngay sau khi TPP có hiệu lực. Và một số khác sẽ được giảm thuế theo lộ trình trên cơ sở đổi lại những cam kết như (1) tuân thủ quy tắc nước xuất xứ (2) tiếp cận thị trường nhiều hơn dưới hình thức tăng hạn ngạch (3) cải cách nói chung.
Đối với các ngành chịu ảnh hưởng từ TPP, chuyên viên phân tích HSC đưa ra ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.
Về tích cực, TPP sẽ có tác động tốt tới các ngành như dệt may, thủy sản, cơ sở hạ tầng - logistics; sản phẩm thép - gỗ. Trong đó, HSC nhấn mạnh cơ sở hạ tầng và logistics - ảnh hưởng lớn trong thời gian dài.
Cụ thể, việc tăng vốn đầu tư trực tiếp từ các nhà sản xuất trong khu vực sẽ làm tăng nhu cầu về cơ sở hạ tầng chẳng hạn như dịch vụ tiện ích; nước; đường xá… Cơ chế PPP mới đã tạo ra làn sóng đầu tư tư nhân vào các dự án BOT và xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong trung hạn. Nhu cầu đối với cảng và KCN sẽ tăng lên do các chuỗi giá trị chuyển sang Việt Nam làm tăng lưu lượng hàng hóa. Xu hướng này có thể mất vài năm để tạo đà nhưng sẽ duy trì trong một thời gian dài.
Một số ngành chịu tác động tiêu cực trong thời gian dài như dược phẩm, đầu tư công. Ngành dược phẩm sẽ giảm thuế từ mức hiện tại khoảng 2,5% về 0%. Rào cản thuế này là thấp nên việc bỏ thuế cũng không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, điều này khẳng định thêm tăng xu hướng cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó sự cạnh tranh sẽ thiên hơn về các doanh nghiệp sản xuất thuốc gốc so với thuốc Generic.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)