Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lúc còn là Trưởng Ban Kinh tế Trung ương từng đặt câu hỏi “không biết GDP chạy đi đâu” khi tăng trưởng tỉnh nào cũng cao hơn mức trung bình cả nước. Những bất cập trong thống kê đã dẫn đến những con số chênh lệch “dở khóc, dở cười”, nhưng sắp tới, vấn đề này sẽ được giải quyết.
Tướng Lê Văn Cương: 'Ngoại giao tốt giúp đẩy lùi nguy cơ'
- Cập nhật : 18/08/2015
(Tin kinh te)
Đánh giá về vai trò của ngành ngoại giao trong tiến trình lịch sử của dân tộc 70 năm qua, các chuyên gia về an ninh cho rằng ngoại giao không chỉ giúp mở ra những định hướng chiến lược mà còn giúp đẩy lùi các nguy cơ xung đột.
Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng ngoại giao đóng vai trò lớn trong đẩy lùi các nguy cơ xung đột giữa các nước. Ảnh: Nguyễn Chung
"Để bảo vệ đất nước, chúng ta cần xây dựng lực lượng an ninh và mua sắm vũ khí, nhưng để đẩy lùi các nguy cơ thì ngoại giao là mặt trận số một nếu chúng ta sáng suốt", Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng viện chiến lược, Bộ Công an nói tại Hội thảo “70 năm Ngoại giao vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” hôm qua.
Theo ông Cương, kể từ khi Việt Nam bàn chuyện gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bình thường hóa quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, những ý tưởng đầu tiên là của Bộ Ngoại giao. "Ngành đã phản ánh, thuyết phục và được lãnh đạo cấp cao nhất chấp nhận, tôi đánh giá rất cao những ý tưởng đó", ông Cương nói.
Trung tướng Nguyễn Đức Hải, Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc phòng, cho rằng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định là lợi ích cao nhất của quốc gia, do đó, phương châm của Việt Nam là chủ động, phòng ngừa.
"Ngoại giao góp phần tích cực trong thực hiện phương châm bảo vệ Tổ quốc từ xa. Để làm được điều này, chúng ta phải xác định rõ đối tác, đối tượng để đề ra chính sách và sách lược cho phù hợp trong từng thời kỳ nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước", ông Hải nói.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, kể từ ngày thành lập 28/8 cách đây 70 năm, ngành Ngoại giao Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước kia cũng như sự nghiệp đổi mới, hội nhập, và bảo vệ an ninh Tổ quốc hiện nay. Ngoại giao cũng góp phần to lớn trong việc củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
"Những thành quả đó của ngành Ngoại giao bắt nguồn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập, từ những nỗ lực phi thường và sự hy sinh phấn đấu của biết bao thế hệ cán bộ ngoại giao mà một số đồng chí cũng có mặt trong cuộc Hội thảo của chúng ta hôm nay. Những thành quả đó, cũng bắt nguồn từ sự phối hợp, hợp đồng tác chiến nhịp nhàng và chặt chẽ của các bộ, ban, ngành, địa phương trong suốt 70 năm qua", ông Minh nói.
Phó thủ tướng nhận định trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng khó lường, Việt Nam tiếp tục phải giải quyết nhiều vấn đề quan trọng và phức tạp về đối ngoại. Nhiệm vụ "giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới" đặt các thế hệ cán bộ ngoại giao hôm nay trước những yêu cầu mới.
Những định hướng trong đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng về hội nhập quốc tế, đưa quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, Việt Nam tích cực chủ động trong hợp tác khu vực, nhất là trong ASEAN, và kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước - cũng phải được triển khai đồng bộ, mạnh mẽ, hiệu quả hơn, với sự đồng thuận rộng lớn hơn trong thời gian tới, theo ông Minh.
Hội thảo kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành ngoại giao là một trong nhiều sự kiện từ nay đến cuối tháng.