tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Vào TPP, mua sắm Chính phủ sẽ hết thời “lãnh địa bí ẩn”!?

  • Cập nhật : 14/06/2016

(Kinh te)

Tại Hội thảo bàn về mua sắm Chính phủ trong thực thi các yêu cầu về minh bạch, khách quan trong mua sắm Chính phủ khi Việt Nam gia nhập TPP, ông Lê Văn Tăng, nguyên Cục trưởng Cục Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho rằng: Dù Luật Đấu Thầu sửa đổi 2014 đã có nhiều điểm cải thiện song để "vào sân chơi TPP" chúng ta phải sửa thêm lần nữa.

Ông Tăng khẳng định, với sân chơi 12 nước lớn và phát triển hàng đầu, có một luật chung và một chính sách thống nhất, mua sắm Chính phủ không còn là 'lãnh địa" của khu vực trong nước mà Việt Nam sẽ phải mở cửa đấu thầu nội khối. Các chính sách sẽ phải đảm bảo thực hiện minh bạch hơn, khách quan hơn. Sân chơi TPP sẽ yêu cầu khắt khe, đòi hỏi các nước phải nghiêm chỉnh chấp hành, không có ngoại lệ cho các nước yếu hơn.

theo cac chuyen gia, vi nhung yeu cau khat khe ve mua sam chinh phu trong tpp, viet nam se phai mo cua linh vuc mua sam cong va cho day la co hoi cai thien chat luong mua sam va chong tham nhung

Theo các chuyên gia, vì những yêu cầu khắt khe về mua sắm Chính phủ trong TPP, Việt Nam sẽ phải mở cửa lĩnh vực mua sắm công và cho đây là cơ hội cải thiện chất lượng mua sắm và chống tham nhũng

Theo ông Tăng, trong Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), 12 nước đều phải cam kết minh bạch hóa trong mua sắm công (mua sắm Chính phủ), các nước không được phân biệt đối xử, không ưu đãi hàng hóa và dịch vụ của nhà thầu nội. Đặc biệt, trường hợp mua sắm Chính phủ áp dụng chỉ định thầu, thì hình thức chỉ định thầu này chỉ được áp dụng cho trường hợp đặc biệt, luôn có báo cáo giải trình lý do chỉ định; đơn vị chỉ định thầu phải là con số 2 - 3 đơn vị...

"Từ khi soạn thảo Luật Đấu thầu sửa đổi, chúng tôi đã tham khảo hầu hết các luật đấu thầu của các nước phát triển. Khi đề xuất, có đưa rất nhiều điều khoản tương tự với yêu cầu trong mua sắm Chính phủ mà các nước bàn trong TPP. Tuy nhiên, sau đó, cơ quan soạn thảo cho rằng, để hiện thực hóa các đề xuất trên, thì phải đảm bảo 3 yếu tố: phải khách quan; rất minh bạch và thứ ba quan trọng nhất là trình độ chuyên gia phải giỏi. Ba yếu tố này chúng ta chưa làm được, vì vậy cần phải 1 thời gian nữa mới đưa vào Luật. Trong thời gian tới, khi sửa Luật Đấu Thầu, chúng ta sẽ phải sửa đổi", ông Tăng cho hay.

Trên thực tế, mỗi năm ngân sách phải bỏ ra số tiền không nhỏ phục vụ mua sắm Chính phủ. Chính vì vậy, đây là thị trường khổng lồ cho các nhà cung cấp. Thời gian qua, tại Việt Nam mua sắm Chính phủ vẫn là sân chơi của các doanh nghiệp (DN) Nhà nước; DN được chỉ định bởi cơ quan Nhà nước, do đó rất ít người biết về chất lượng của những hợp đồng mua sắm và quá trình mời thầu, chỉ định thầu này.

Tuy nhiên, khi tham gia TPP, Việt Nam phải cam kết mở cửa mua sắm Chính phủ cho các DN ngoại, đặc biệt mua sắm Chính phủ không còn là sân chơi riêng mỗi nước mà nó là thị trường nội khối của 12 quốc gia, ai cũng có thể tham gia đấu thầu theo luật. Các nước phải thực thi pháp luật chung, nếu nước nào vi phạm, sẽ bị các 11 nước còn lại khiếu kiện.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ KH&ĐT cho rằng: Người ta hay đặt câu hỏi, nếu sửa Luật chúng ta sửa theo tiêu chuẩn nào cho phù hợp. Chúng ta đang phải đáp ứng minh bạch, công khai theo tiêu chuẩn của TPP, sắp tới cũng phải đáp ứng theo chuẩn mực của 28 nước EU. Vậy sửa cái gì, mở cái gì cho phù hợp đây?

Trong TPP, chúng ta có thể áp dụng chuyển từ đấu thầu trong nước sang đấu thầu nội khối giữa 12 nước. Còn đối với 28 nước EU, Việt Nam không phải là thành viên thì chúng ta áp dụng nguyên tắc đấu thầu quốc tế để phù hợp với thông lệ quốc tế mà vẫn đảm bảo được yêu cầu pháp luật đề ra. Nguyên tắc đấu thầu quốc tế là khi và chỉ khi trong nước và trong nội khối không làm được.

(Theo Dân Trí)

Trở về

Bài cùng chuyên mục