“Chúng ta cứ loay hoay với chuyện nuôi con gì, trồng cây gì; chuyện được mùa rớt giá, được giá mất mùa. Mô hình này là lời giải sinh động cho những tồn tại của nền nông nghiệp Việt Nam. Điều tôi trăn trở nhất là làm sao có chính sách khuyến khích các mô hình tương tự”
Vì sao nông nghiệp không còn là "trụ đỡ" của nền kinh tế?
- Cập nhật : 23/11/2015
(Kinh te)
Từ vị trí là trụ đỡ cho nền kinh tế, nông nghiệp Việt Nam đang chuyển dần sang trạng thái cần được tiếp sức...
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, khi tham gia TPP hàng hóa của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh với hàng hóa những nước trong TPP, trong đó cạnh tranh chủ yếu là về giá cả.
Đánh giá về thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập đang đến rất gần, vị chuyên gia này cho rằng, từ vị trí là trụ đỡ cho nền kinh tế, nông nghiệp Việt Nam đang chuyển dần sang trạng thái cần được tiếp sức.
Theo số liệu của tổng cục Thống kê cho thấy tỷ trọng đóng góp giá trị gia tăng của nhóm ngành nông nghiệp giảm mạnh mẽ trong 15 năm nay, năm 2000 tỷ trọng giá trị gia tăng nhóm ngành nông nghiệp giảm từ 25% xuống còn 17,7% trong năm 2014. Sự dịch chuyển cơ cấu này cơ bản từ nông nghiệp sang khu vực dịch vụ.
Tỷ trọng đầu tư trong nông nghiệp lại càng giảm, từ 15% năm 2005 xuống còn 9%, là mức thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân. Đó là mức đầu tư quá thấp nên không thể nào làm ăn được cả, trong khi mức đầu tư của nền kinh tế là trên 30%.
Không chỉ cơ cấu về giá trị gia tăng của nhóm ngành nông nghiệp giảm mà tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành này tăng trưởng thấp và có xu hướng ngày càng sút giảm trong những năm gần đây. Nhóm ngành nông nghiệp luôn đóng góp âm vào tăng trưởng
Cơ cấu nông nghiệp giảm 11,4 điểm phần trăm năm 2014 so với năm 2000, năm 2000 tỷ trọng xuất khẩu của nhóm ngành này chiếm trong tổng kim ngạch xuất khẩu 29%, đến năm 2014 tụt xuống còn 17,6%. Tỷ trọng xuất khẩu cơ bản chuyển sang xuất khẩu sản phẩm gia công lắp ráp của khu vực FDI, khi khu vực này chiếm tỷ trọng lên đến 70% kim ngạch.
“Sắp tới tham gia TPP, tôi thích doanh nghiệp nội đầu tư hơn là doanh nghiệp FDI, vì FDI thích thì mở rộng đầu tư, không thích thì chuyển tiền về, lượng tiền FDI chuyển ra thuần là 26 lần, là mức rất lớn nên DN nội nếu tăng cường đầu tư vào nông nghiệp sẽ tốt hơn nhiều. Mặc dù FDI đầu tư vào cũng mang lại lao động, gia công, nhưng lợi nhuận của họ chuyển về” – Chuyên gia Bùi Trinh cho biết.
Cũng theo vị chuyên gia này, công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản có hệ số lan tỏa lớn nhất cho nền kinh tế, cũng tạo ra sự lan tỏa cho thu nhập.
Theo tính toán của các chuyên gia trong ngành, khi xuất khẩu 1 tỷ USD thì thu hút 258 nghìn lao động, xuất khẩu hiện nay đang tạo lan tỏa lao động nhiều nhất, tiêu dùng 248 nghìn còn đầu tư là 245 nghìn.
Xuất khẩu mang lại lan tỏa sản lượng nhiều nhất nhưng lan tỏa thu nhập ít nhất, chứng tỏ hàm lượng giá trị cho Việt Nam rất thấp, vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị sản phẩm ngày càng thấp trong khi sản lượng ngày càng tăng chứng tỏ độ gia công ngày càng mạnh.
Do vậy, vị chuyên gia này cho rằng cần quan tâm đến thị trường nội địa. Trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là người nông dân, đến chế biến và phân phối đến người tiêu dùng. Do dó, nếu các khâu trong chuỗi giá trị được liên kết hài hòa thì người sản xuất trong tất cả các khâu đều có lợi. Nên cần có sự cải thiến về quy trình công nghệ và cấu trúc đầu vào để mở rộng thị trường.