tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Năm nút thắt của kinh tế, thách thức bài toán hội nhập?

  • Cập nhật : 27/11/2015

(Kinh te)

Bất cập của nền kinh tế thị trường, hệ thống tài chính, những nút thắt thể chế, nguồn nhân lực kỹ năng thấp, chi phí vận tải đắt đỏ, tiếp cận tín dụng, năng lượng và đất đai khó khăn… đang là những rào cản cho hội nhập.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

 

GS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã bình luận như vậy khi trao đổi với chúng tôi về những thách thức của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Việt Nam đang hội nhập ở đẳng cấp cao nhất đang đặt ra những thách thức to lớn cho nền kinh tế. Nếu yếu tố chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh năng suất của quốc gia dựa theo các tiêu chí của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), GS.TS. Thiên cho rằng không có gì ngạc nhiên khi thứ hạng của Việt Nam không mấy được cải thiện, chưa nói đến tụt hạng.

Dẫn chứng, bốn yếu tố môi trường thể chế, nguồn nhân lực chậm và cơ sở chậm được cải thiện được cải thiện, sự thiếu ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô cho thấy nền kinh tế chưa có nhiều tiến triển trong những năm gần đây. Việt Nam vẫn xếp ở nửa sau trên bảng xếp hạng toàn cầu cho cả 4 yếu tố, trong khi thứ hạng xếp loại về môi trường thể chế nằm trong xu hướng giảm kể từ năm 2009 đến nay.

Yếu tố rất quan trọng là tính sáng tạo thì thứ hạng của Việt Nam cũng đã tụt hạng rất nhanh chóng sau năm 2010, trong khi chỉ số ICOR tăng lên, cho thấy tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn và lao động thiếu kỹ năng. Theo đó, 5 nút thắt lớn của nền kinh tế Việt Nam được chỉ ra:

Thứ nhất, chất lượng tăng trưởng đang có xu hướng giảm mạnh.Thể hiện qua sự suy giảm đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) suy giảm trong khi hệ số ICOR tăng lên và môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định biểu hiện ở biến động lạm phát.

Dẫn chứng, giai đoạn 2007 – 2012 TFP chỉ đóng góp khoảng 6,44%, giảm mạnh so với mức 22,6% giai đoạn 2000 – 2006. Tín dụng tăng trưởng ở mức cao, với tốc độ tăng bình quân 32%/năm đã đã đỉnh năm 2007, gần 57%. Khi nguồn cung tiền tệ có tốc độ tăng trưởng lớn hơn tăng GDP, tất yếu dẫn đến lạm phát.

Trong khi đó, đầu tư kém hiệu quả, đặc biệt là đầu tư công – nhân tố khác gây ra sự thiếu ổn định kinh tế vĩ mô và chất lượng tăng trưởng thấp. Hệ số ICOR của khu vực kinh tế nhà nước giai đoạn 2006 – 2010 đã tăng lên 9,7 - so với mức 6,9 của giai đoạn 2000 – 2005, song động lực tăng trưởng và tạo việc làm lại đến từ khu vực tư nhân, cho thấy sự méo mó của thị trường.

Tăng trưởng không chỉ dưa vào đầu tư nội địa mà còn dựa vào khu vực FDI, song về dài hạn đây lại là nền tảng không bền vững. Khu vực FDI chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra 70% giá trị sản xuất công nghệ, nhưng chỉ tạo ra lượng việc làm tương đối nhỏ, chưa đến 5%.

Số lượng sản phẩm chủ lực tăng lên nhưng chủ yếu là hàng có công nghệ thấp, không mang lại giá trị gia tăng cao, nên không tạo ra lan tỏa công nghệ, nâng cao kỹ năng người lao động.

Thứ hai, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế diễn ra rất chậm thể hiện ở việc quy mô kinh tế nhà nước không những giảm mà còn tăng. Lao động ở khu vực Nhà nước là trên 5,33 triệu, tăng mạnh so với 4,794 triệu cuối năm 2009 nên chi thường xuyên trong cơ cấu chi ngân sách có xu hướng tăng lên, đạt khoảng 70%.

Trong khi đó, tình trạng bội chi ngân sách ở mức cao, tình trạng vay nợ để đảo nợ. Cổ phần hóa DNNN còn mang tính hình thức, cố giữ tỷ lệ sở hữu nhà nước áp đảo, nhưng lại chưa làm thay đổi cấu trúc quản trị, nên không đạt mục tiêu cải cách để tăng cường hiệu quả hoạt động.

Tương tự, hoạt động tái cơ cấu hệ thống tín dụng, giải pháp xử lý nợ xấu cũng chỉ nhằm vào việc dọn dẹp, tháo gỡ các rào cản tạm thời mà chưa đi vào xử lý thực chất. Hoạt động tái cơ cấu đầu tư công dù có tiến triển khi tỷ lệ đầu tư công/GDP giảm nhưng không có nghĩa lượng vốn đầu tư khu vực nhà nước suy giảm, mà do đầu tư tư nhân và khu vực FDI mở rộng.

Thứ ba, doanh nghiệp tư nhân nội địa không phát triển bền vữngkhi số lượng DN phá sản hoặc ngừng hoạt động tăng lên trong ba năm gần đây. Nguyên nhân chính theo TS. Thiên, là do chi phí đầu vào tăng cao, trong khi không tìm được thị trường và tiếp cận vốn vay, khi chỉ khoảng 15% DNNVV tiếp cận tín dụng chính thức.

Thứ tư, năng suất lao động thấp và tăng trưởng năng suất lao động có xu hướng giảm. Giai đoạn 2000 – 2006, năng suất lao động tăng bình quân gần 6%/năm, giảm xuống còn 3%/năm giai đoạn 2007 – 2013. Nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, chứ chwaddatj mức độ tích tụ công nghiệp lớn.

Thứ năm, khoảng cách thu nhập nhóm giàu và nhóm nghèo có xu hướng gia tăng, từ mức 6,5 lần năm 1994 lên 8,34 lần năm 2004 và tiếp tục tăng lên 9,35 lần năm 2014. Do đó, TS. Thiên lo ngại thiếu điều kiện phát triển vốn con người có thể khiến cho Việt Nam gặp rủi ro, thiếu nguồn nhân lực trình độ cao ở thế hệ tiếp theo cho phát triển kinh tế.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục