tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Dịch vụ công: Vẫn còn nhiều điều ngang tai, trái mắt

  • Cập nhật : 09/01/2017

(Kinh te)

Không bàn đến dịch vụ công có liên quan đến nhiều cấp như hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tự do, thuận lợi làm ăn mà ở khía cạnh cơ quan chức năng làm tròn vai trò cung cấp dịch vụ của mình thôi, theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều điều ngang tai, trái mắt.

Trao đổi tại Hội thảo “Cơ chế chính sách cung ứng dịch vụ công ích tại các đô thị ở Việt Nam”, nhiều chuyên gia kinh tế, xây dựng đã đưa vấn đề nóng về chi ngân sách cho dịch vụ công, trong đó nhấn mạnh việc Hà Nội chi 800 tỷ đồng chỉ để cắt cỏ mỗi năm; 20 lần ống nước sông Đà vỡ khiến gần 1/4 dân cư Hà Nội mất nước sạch, hay tình trạng ngập lụt tại TP.HCM do thoát nước chậm...

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM): Dịch vụ công ích tại Việt Nam chưa mở cửa một cách đầy đủ như các lĩnh vực kinh tế khác, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực này còn ít trong khi đó dư địa thay đổi của mảng này đang đòi hỏi và cần thay đổi nhanh, gấp.

Không bàn đến dịch vụ công có liên quan đến nhiều cấp như hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tự do, thuận lợi làm ăn mà ở khía cạnh cơ quan chức năng làm tròn vai trò cung cấp dịch vụ của mình thôi, theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều điều ngang tai, trái mắt.

moi nam ha noi phai chi khoang 800 ty dong de cat va don co tren cac tuyen pho. phan viec nay duoc giao cho mot dn nha nuoc thuoc quan ly cua ha noi

Mỗi năm Hà Nội phải chi khoảng 800 tỷ đồng để cắt và dọn cỏ trên các tuyến phố. Phần việc này được giao cho một DN Nhà nước thuộc quản lý của Hà Nội

"Doanh nghiệp tư nhân chưa có cơ hội tiếp cận vào cụm dịch vụ công ích, đây là lĩnh vực còn cần nhiều thay đổi. Thời gian tới, cần tự do hóa lĩnh vực này để các DN cung ứng đều phải tự chủ về tài chính, nhân sự, hợp đồng kinh doanh, giao kết hợp đồng, tự chủ định giá cung cấp dịch vụ và có cơ chế xử phạt nghiêm khác", TS Cung nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo ông Cung, "chúng ta cần có sự giám sát minh bạch công khai công bằng. Phải tiết kiệm từng đồng xu của ngân sách, của người dân. Mỗi đồng tiền thuế đều phải tạo ra một giá trị nào đó chứ không phải để giải ngân và không quy trách nhiệm cho ai. Đưa ra quy định như vậy, mới tạo ra áp lực cho cơ quan Nhà nước phải thay đổi từ tư duy, phương thức quản lý và năng lực quản lý".

Về chính sách và kết quả thực tế, TS Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho rằng: Nhiều văn bản quản lý Nhà nước rất kỳ công và rất hay nhưng chưa đi vào cuộc sống, không thực hiện được.

"Chúng ta đang chứng kiến lũ và ngập úng tại TP.HCM chẳng theo nguyên tắc và quy luật nào cả. Điều này rõ ràng đặt ra cho chúng ta bài toán phải quy hoạch và xử lý vấn đề này là trách nhiệm của cấp thoát nước. Đã giao nhiệm vụ là phải bổ đầu trách nhiệm", ông Tiến nói.

Theo ông Vũ Thừa Ân, Vụ Kết cấu Hạ tầng và đô thị (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): "Chúng ta đang thực hiện chính sách đặt hàng trong vấn đề xử lý nước thải, chất thải, đấu thầu các vấn đề cung cấp dịch vụ công như nước, làm sạch môi trường, chăm sóc cây xanh đô thị, xử lý chất thải rắn bệnh viện.... Tuy nhiên, cái khó ở đây là hiện chúng ta không có định mức kinh tế kỹ thuật để dựa vào đó làm căn cứ xác định giá. Vì thế mới có bài học của Hà Nội là chi 800 tỷ đồng để cắt cỏ mỗi năm. Định mức như này đúng hay sai chưa ai biết, người ta chỉ biết nó quá cao".

Thứ hai, theo ông Ân, bài học về hợp đồng của Nhà nước với doanh nghiệp trong sự cố ống nước sông Đà bị vỡ nhiều lần là ví dụ. Nguyên tắc của thị trường, nếu đã có hợp đồng giao kết cấp không đủ nước thì phải đền bù hợp đồng, phạt. Tuy nhiên, vỡ nước tới gần 20 lần của Sông Đà, kéo theo sự rối loạn hoạt động của cộng đồng cho thầy về hợp đồng giữa hai bên mới chỉ giao trách nhiệm quản lý chứ không phải hợp đồng kinh tế với các điều khoản chặt chẽ.

Theo ông Lê Văn Cư, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Xây dựng, Bộ Xây dựng: "Nói tư nhân hóa dịch vụ công là cần thiết, phù hợp nhưng ta cần cân nhắc xem xét cả lợi và hại khi tư nhân hóa dịch vụ công. Bài học của nhiều nước phát triển là tư nhân hóa dịch vụ vệ sinh, giao thông triệt để... khiến nhiều DN tư nhân biểu tình, đòi tăng giá, gây sức ép chính quyền. Vì vậy bài học là chỉ chọn 1 phần dịch vụ nào đó thôi, còn không nên giao toàn bộ để doanh nghiệp tư nhân chi phối, sẽ dẫn đến lũng đoạn".

(Theo Dân Trí)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục