Trong những năm gần đây, việc điều chỉnh chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tại các quốc gia trên thế giới được thực hiện theo các xu hướng chính như: Tăng thuế suất với thu nhập cao, giảm thuế suất với thu nhập thấp; Tăng ngưỡng thu nhập tính thuế; Áp dụng biểu thuế suất lũy tiến với thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu thuế với cá nhân có thu nhập từ trúng thưởng… Đó cũng là những xu hướng mà Việt Nam hướng đến nhằm cải cách đồng bộ hệ thống thuế, phù hợp thông lệ quốc tế.
Đến năm 2020 dự báo không còn cát để xây dựng
- Cập nhật : 08/08/2017
Theo ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), với mức độ sử dụng cát như hiện nay thì đến năm 2020 sẽ hết không còn cát phục vụ công trình xây dựng.
Nhu cầu từ năm 2016 đến năm 2020 cần 2,1 đến 2,3 tỉ m3 cát. Trong khi đó, trữ lượng dự báo hiện nay chỉ hơn 2 tỉ m3 (Ảnh minh họa).
Nhu cầu 2,3 tỉ m3, trữ lượng còn 2 tỉ m3
Thời gian vừa qua, trên địa bàn nhiều khu vực, nguồn cung khan hiếm, giá cát xây dựng tăng cao, mỗi nơi một giá. Theo báo cáo Bộ Xây dựng, từ tháng 4/2017, giá cát xây dựng có hiện tượng tăng đột biến với biên độ từ 50/200% so với tháng 3-2017.
Như ở TP. Hồ Chí Minh, ghi nhận tại một số cửa hàng vật liệu xây dựng giá cát vàng dùng trong xây dựng đã tăng lên gấp đôi kể từ đầu năm 2017 đến xấp xỉ 500.000 đồng/m3.
Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, theo số liệu báo cáo về lĩnh vực cát xây dựng hiện nay 49/63 tỉnh TP đến hết năm 2016, tổng trữ lượng cát sỏi đã cấp phép khai thác là 691.516 triệu m3.
Cũng theo ông Bắc, số liệu điều tra cho thấy, đến năm 2020 là nhu cầu về cát xây dựng (cát san lấp, cát đổ bê tông, cát xê tô) trữ lượng cát năm 2015 khoảng 50-60 triệu m3 mỗi năm. Đến năm 2020 khoảng 130 triệu m3/năm. Nhu cầu từ năm 2016 đến năm 2020 cần 2,1 đến 2,3 tỉ m3 cát. Trong khi đó, trữ lượng dự báo hiện nay chỉ hơn 2 tỉ m3.
Từ số liệu điều tra tính toán trên, đại diện Bộ Xây dựng nêu nhận định: “Với mức độ sử dụng như hiện tại thì đến năm 2020 hết không còn cát phục vụ công trình xây dựng. Số liệu thống kê Vụ vật liệu xây dựng tổng hợp”.
Lý giải về hiện tượng giá cát “nhảy múa” trong thời gian qua, theo Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng xuất phát từ giai đoạn vừa qua việc khai thác cát không đúng quy định xảy ra ở nhiều địa phương. Chính phủ đã tăng cường siết chặt công tác quản lý trong hoạt động khai thác cát, sản lượng khai thác hạn chế và nhiều địa phương không có nguồn cát cung cấp cho xây dựng dẫn đến giá cát tăng lên.
Cùng với đó, trong vài năm gần đây lượng cát bồi ở một số dòng sông đã bị hạn chế do các đập thủy điện, các đập trong ngành công nghiệp xây dựng lên làm cho cát bồi tại các tuyến sông hạn chế dẫn đến trữ lượng khai thác cát ở các dòng sông giảm đi.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cũng thẳng thắn nhìn nhận, thời gian qua có hiện tượng cát tăng gấp đôi, gấp 3 chủ yếu tại thị trường TP Hồ Chí Minh lý do nguồn cung hạn chế và nhấn mạnh về tình trạng đầu cơ cát.
“Chúng ta kiểm soát việc khai thác cát ở cát cửa sông, cửa biển để tránh tình trạng sụt lún nên nguồn cát hạn chế. Nhưng chủ yếu là tình trạng đầu cơ. Đây là tình trạng diễn ra rất nhiều nhân đà một số cơ sở gom cát, một số địa phương hạn chế việc lưu thông dẫn đến giá tăng đột biến” – Thứ trưởng nói.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương lại có chủ trương không bán cát ra ngoài tỉnh là trái với quy định. “Lưu thông hàng hóa để kích thích thị trường là chuyện bình thường. Bộ Xây dựng đã có ý kiến chỉ đạo nghiêm cấm việc tích trữ cát. Có hàng là phải bán, phải lưu thông”- ông Hùng nói.
Sử dụng vật liệu thay thế
Trước thực trạng trên, theo ông Bắc, ngày 9/6/2017, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng về tình trạng thiếu hút cát và giải pháp khắc phục.
“Nguồn để sử dụng cát xây dựng thì không tăng trước đây chúng ta sử dụng cát vào việc san lấp nhiều. Cát san lấp chiếm 70-80% sản lượng cát, trước đây cũng có quy chuẩn về cát san lấp Bộ đã tham mưu với Thủ tướng hạn chế sử dụng cát vào san lấp.
Bộ đã xây dựng và trình thủ tướng Chính phủ ban hành đề án sử dụng tro sỉ thạch cao của các nhà máy vật liệu hóa chất đề làm nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp giảm ô nhiễm môi trường. việc này phải kèm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn vật liệu san lấp. Về việc này đã giao cho viện khoa học và công nghệ đang xây dựng tiêu chuẩn. Cuối năm 2017 sẽ ban hành quy chuẩn này” – ông Bắc cho biết.
Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng cũng nhấn mạnh cần tăng cường sử dụng các vật liệu khác tại địa phương thay cho cát sông. Tiến tới không dùng cát sông làm vật liệu san lấp.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết Bộ Xây dựng cũng đề nghị các địa phương tăng cường sử dụng các vật liệu khác như đất, phế thải công nghiệp làm vật liệu san lấp, thay thế cát sông. Cũng theo Thứ trưởng, nghiên cứu sử dụng cát xay từ đá dùng cho đổ bê tông như nhiều nước đang thực hiện. Thời gian tới Bộ sẽ hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, đơn giá để thực hiện các giải pháp về vật liệu thay thế.
Cấm bán cát ra ngoài là không đúng
“Theo như phản ánh của báo chí một số địa phương các tỉnh có chủ trương không cho vận chuyển cát ra ngoài. Tháng 3-2017 Thủ tướng đã có chỉ thị yêu cầu UBND cấp tỉnh bãi bỏ quy định cấm và tạm cấm vận chuyển khoáng sản ra khỏi địa phương. Do vậy, với những địa phương nào có quy định không vận chuyển cát ra khỏi khu vực của tỉnh là không đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng” – ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng).
Theo VietnamNet