Như tin đã đưa, hôm qua (11/7), Ủy ban kiểm tra Trung ương đã có những kết luận rất rõ ràng về những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016. Qua kết luận này, có thể thấy, ông Trịnh Xuân Thanh đã có rất nhiều sai phạm nhưng lãnh đạo Bộ Công Thương nhiệm kỳ trước đã "tạo điều kiện" để ông này nhanh chóng, qua nhiều nấc thang khác nhau, trở thành Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, rồi được bầu làm Đại biểu Quốc hội.
Bloomberg: Bức tranh kinh tế Việt Nam không vì nông nghiệp mà u ám
- Cập nhật : 30/06/2016
(Kinh te)
Kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng mặc dù hạn hán đang tấn công vào nông nghiệp và gây áp lực lên xuất khẩu.
Nông nghiệp giảm sút
Hãng tin Bloomberg cho hay, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý II đạt 5,6%. Đây là mức tăng trưởng hạn chế so với quý trước đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, GDP tăng trưởng khoảng 5,52%, thấp hơn so với mức kỳ vọng là 5,8%.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê robusta hàng đầu thế giới, đồng thời cũng là nhà xuất khẩu lớn về một số nông sản khác như gạo, hồ tiêu…. Tuy nhiên, trong vòng 3 thập kỷ qua, hạn hán đã ảnh hưởng năng nề tới ngành nông nghiệp trong nước, gây thiệt hại đáng kể cho kinh tế quốc gia.
Sản lượng nông nghiệp trong 2 quý đầu năm 2016 giảm khoảng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, Việt Nam lại tăng trưởng mạnh ở một số ngành khác như chế tạo, xây dựng và dịch vụ, với con số ấn tượng 10%.
“Phao cứu sinh” ở đâu?
Theo Bloomberg, bức tranh kinh tế Việt Nam không vì nông nghiệp giảm sút mà trở nên u ám bởi quốc gia này đang được hưởng lợi lớn từ ngành công nghiệp chế tạo nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang chảy vào liên tục từ các tập đoàn lớn, trong đó có tập đoàn điện tử Samsung.
Bloomberg dẫn lời chuyên gia Long Ngo của Công ty cổ phần chứng khoán Viet Capital Securities JSC tại TP HCM cho rằng, bất chấp các thách thức trong ngành nông nghiệp và thị trường xuất khẩu giảm sút, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phát triển tốt, nổi trội hơn các quốc gia khác trong khu vực.
Hãng tin này cũng trích đánh giá đầy lạc quan của lãnh đạo Tổng cục Thống kê Việt Nam Nguyen Bich Lam về tăng trưởng kinh tế trong nước 6 tháng cuối năm nay. Theo vị lãnh đạo này, sản lượng tăng mạnh trong ngành chế tạo sẽ là “phao cứu sinh” cho nền kinh tế Việt Nam trong 2 quý tiếp theo. Bên cạnh đó, chính phủ cũng đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp bằng việc tạo điều kiện tiếp cận vốn cho các công ty và đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng.
Ông Nguyen Bich Lam nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt con số 7,6% trong 6 tháng cuối năm nay để hoàn thành mục tiêu của chính phủ đề ra là tăng trưởng cả năm đạt 6,7%.
Tháng trước, Ngân hàng trung ương cũng đã trì hoãn kế hoạch thắt chặt cho vay và nới lỏng điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận vốn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế ở mức 6% trong năm 2016. Điều này cho thấy “cú sốc” trong ngành nông nghiệp, giảm cầu trên thị trường ngoại và các điều kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặc.
Tăng trưởng xuất khẩu sụt giảm còn 3,3% trong tháng 6, so với con số 4,9% trong tháng trước đó. Khối lượng gạo xuất khẩu cũng giảm 6,8% trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu thống kê chính thức.
Bloomberg trích dẫn đánh giá của nhà kinh tế cao cấp Gareth Leather của công ty tài chính Capital Economics Ltd. có trụ sở tại London cho rằng, mặc dù tăng trưởng đi xuống đến mức 5,5% song Việt Nam vẫn nằm trong top các quốc gia phát triển tích cực nhất trong khu vực. Bức tranh kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu là gam màu sáng. Khi hạn hán qua đi, ngành nông nghiệp sẽ dần ổn định và tăng trưởng trở lại, vị chuyên gia này nhấn mạnh./.