Xu hướng di cư về đô thị đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Thất nghiệp có thể thấy ở ngay khu vực sản xuất nông nghiệp.
Chuyên gia Nhật: Nông dân Việt nên học làm nông nghiệp theo chuẩn
- Cập nhật : 20/03/2016
(Nong nghiep)
“Muốn đưa ngành nông nghiệp phát triển bền vững, nông sản Việt được thế giới biết đến hơn nữa, nông dân Việt cần học làm nông nghiệp theo chuẩn, họ cần bồi dưỡng thêm để phát triển ngành nông nghiệp bền vững
Đó là chia sẻ của ông Mori Mutsuya - Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Hội thảo Tín dụng cho phát triển nền nông nghiệp bền vững, nghiên cứu từ tỉnh Lâm Đồng được tổ chức ngày 18/3 tại Hà Nội.
Theo ông Mori, “dù được tự nhiên ưu đãi, con người cần cù, chịu khó nhưng những yếu kém cố hữu của nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lẻ đang cản trở sự phát triển bền vững và sự giàu lên của người nông dân Việt, nông nghiệp Việt. Hơn lúc nào hết, người nông dân Việt Nam cần học lại học cách làm nông nghiệp bền vững. Học cách xây dựng kế hoạch sản xuất, xây chuỗi kết nối thị trường để khai thác các thế mạnh sẵn có”.
Người Nhật đã rất thành công khi thí điểm nhiều mô hình thành công "Làng Thần Kỳ" trong xây dựng các vườn rau sạch phiên bản Nhật tại Đà Lạt
Chia sẻ thêm, ông Mori cho rằng, sau thời gian tìm hiểu mô hình hợp tác sản xuất trồng rau sạch, hoa và các mô hình hợp tác canh tác khác giữa các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản và người nông dân Việt Nam tại Lâm Đồng, các DN và chuyên gia Nhật Bản mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm, cách thức để tăng cường hợp tác, giúp đỡ người nông dân, cùng khai thác các thế mạnh của tự nhiên…
Tuy nhiên, những yếu kém của nông nghiệp Việt Nam và người nông dân Việt trong quá trình hợp tác sản xuất với phía Nhật Bản là rất lớn.
Tại Hội thảo, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản cho hay: Nông nghiệp Việt Nam đang rất hấp dẫn trong mắt các DN Nhật Bản. Hiện thế giới đang rất chú ý đến việc Việt Nam như mô hình tốt để trồng rau sạch và hoa chất lượng cao trong khu vực Châu Á. Do đó, các nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm đến lĩnh vực này và đã nhiều DN bỏ vốn, chuyển giao công nghệ và ký kết hợp tác với nông dân bản địa.
Thống kê của JICA, năm 2014, có 34 doanh nghiệp Nhật sang Việt Nam tìm hiểu, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, số này phần đông tập trung trồng rau sạch, sản xuất hoa chất lượng cao tại Lâm Đồng, năm 2015 con số này tăng lên là 100 doanh nghiệp.
Tổ chức JICA khẳng định: do chi phí sản xuất nông nghiệp của Nhật cao, điều kiện khắc nghiệt, nên các DN Nhật đang rất muốn chuyển sản xuất rau sạch, gạo sạch mang thương hiệu Nhật Bản sang nước thứ 2, thứ 3 rồi xuất khẩu lại Nhật hoặc mở rộng thương hiệu xuất khẩu ra thế giới. Chính vì vậy, ngày càng nhiều nhà đầu tư, DN Nhật mang vốn, công nghệ sang Việt Nam.
Tuy nhiên, những thói quen sản xuất nông nghiệp của Việt Nam như quy mô nhỏ, tự cung tự cấp, thiếu liên kết, hay phá bỏ hợp đồng, khó tiếp cận được vốn tín dụng, đặc biệt ngại lập kế hoạch canh tác, phát triển từ ngắn, trung và dài hạn... đã cản trở việc hình thành một vùng chuyên canh rau giá trị cao và thương hiệu quốc tế.
Trong quá trình hợp tác, các DN Nhật nhận thấy, tiếp cận tín dụng là điều khó khăn nhất với nhà nông Việt Nam, trong đó hơn 83% người nông dân được vay vốn tín dụng song chỉ thời gian vay rất ngắn (chỉ từ 3 - 6 tháng), 17% được cho vay dài hạn (6 tháng - trên 2 năm).
Đại diện một quỹ đầu tư của Nhật Bản cho rằng: Ngay trong nhận thức của người nông dân, nông nghiệp mới quẩn quanh ở khái niệm một công việc, chứ chưa hình thành nghề. Sản xuất nông nghiệp cơ bản vẫn chỉ chống đói, chống nghèo chứ chưa thoát nghèo và làm giàu. Để khai thác lợi thế của các vùng chuyên canh như rau xanh, sạch Đà Lạt, vùng chuyên canh hoa Đà Lạt lên chuẩn quốc tế, có thương hiệu, người nông dân cần dám nghĩ, dám làm, thay đổi cách thức canh tác cũ kỹ.
Vị này cho hay: “Nhà nông Việt đang thiếu vốn để mở rộng sản xuất, nên họ vẫn chỉ quẩn quanh với sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp chứ hình thành tư duy thị trường. Họ thiếu công nghệ trồng, chăm, thu hoạch nông sản sạch đủ tiêu chuẩn và thương hiệu xuất khẩu. Họ làm đủ mọi khâu, trong khi chưa chuyên môn hóa, chưa có tính kết nối để gia tăng giá trị…”.
Đại diện một tập đoàn chuyên sản xuất, cung ứng và bán lẻ thực phẩm của Nhật Bản cho rằng, tại Việt Nam cơ chế cho vay vốn của các tổ chức tín dụng khá cứng nhắc và phụ thuộc nhiều vào tài sản đảm bảo, thay vì dựa vào kế hoạch sản xuất thực tế để giải ngân. Đây là vướng mắc cần tháo gỡ ngay để phù hợp với xu hướng của quốc tế.
Vị này cho hay: Ở Nhật Bản hay Thái Lan khi các quỹ đầu tư đứng chân ở lĩnh vực nông nghiệp có cách làm khá hay, khi nông dân cần vốn thay vì nhìn vào quy mô, đất đai anh ta có, các tổ chức tài chính sẽ xem anh ta nuôi được bao nhiêu bò, số bò gia tăng qua từng năm, kế hoạch của anh ta trong 5 năm trở lại đây và những năm tiếp theo để bỏ vốn. Nếu chưa, các quỹ sẽ giới thiệu mô hình, đồng hành với nhà nông thực hiện các bước: lập kế hoạch, tìm hiểu thị trường, kết nối với người bán để họ biết sản phẩm mình sản xuất ra đi đâu về đâu, khi ấy mới bỏ vốn.