Trong thời gian vừa qua, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về sự cần thiết của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Cụ thể có ý kiến cho rằng nên bãi bỏ thu Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vì việc thu Quỹ không mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng, trong khi việc sử dụng Quỹ này chưa công khai, minh bạch. Vậy nên hiểu như thế nào cho đúng về vai trò của Quỹ bình ổn giá xăng dầu?
SSI Retail Research: Tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt 7%
- Cập nhật : 02/01/2018
SSI Retail Research nhận định rằng mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 ở mức 6,5-6,7% là "khiêm tốn".
SSI Retail Research nhận định rằng mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 ở mức 6,5-6,7% là "khiêm tốn".Nguồn ảnh: Báo mới
GDP quý IV đạt mức tăng trưởng 7,65%, từ đó kéo tăng trưởng chung của cả năm 2017 lên 6,81%, cao hơn mục tiêu 6,7% và đạt mức cao nhất 10 năm. Nếu so với năm 2016, sự hồi phục ở cả 3 lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đã tạo ra tăng trưởng cao của năm 2017 nhưng nếu so với năm 2015 thì yếu tố chính tạo ra kỳ tích 2017 lại nằm ở lĩnh vực dịch vụ.
Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, 41,32% GDP, nên sự phục hồi của dịch vụ có ý nghĩa quan trọng đến tăng trưởng chung. Trong năm 2017, hầu hết các ngành cấu thành trong lĩnh vực dịch vụ đều có tăng trưởng cao hơn năm 2016, đặc biệt lưu trú ăn uống và vận tải kho bãi là 2 ngành nổi bật nhất.
Lưu trú ăn uống đạt mức tăng trưởng 9%, cao nhất 4 năm nhờ sự phục hồi của ngành du lịch và hoạt động ăn uống ngoài gia đình không còn bị ảnh hưởng bởi sự cố biển Miền Trung. Số lượng khách quốc tế đến Việt nam trong năm 2017 đạt kỷ lục 12,9 triệu lượt khách, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành vận tải kho bãi tăng 7,91%, cao nhất 7 năm, trong đó sự hồi phục của vận tải biển có vai trò rất quan trọng.
Ngành bán buôn bán lẻ, ngành có tỷ trọng lớn nhất trong lĩnh vực dịch vụ (chiếm 25%), từ mức 8,28% của năm 2016 lên 8,36%.
Chỉ số sử dụng lao động ngành công nghiệp và chỉ số bán lẻ năm 2017 tăng 5,1% và 9,46% (cùng kỳ tăng 2,9% và 7,8%).
Ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có tỷ trọng đứng thứ 2 sau bán buôn bán lẻ (chiếm 15%) và năm 2017 cũng là một năm thành công với mức tăng trưởng 8,14%, cao nhất 7 năm. Tiến trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể mà nhờ đó lợi nhuận ngành ngân hàng đã có lại tăng trưởng cao. Trong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết đạt 28,7% so với năm ngoái, gần gấp 2 lần mức tăng trưởng của cả năm 2016 là 14,8%.
Ngành kinh doanh bất động sản đạt mức tăng trưởng ấn tượng 4,07%, cao nhất 8 năm. Nhân tố cơ bản giúp duy trì đà tăng của nhu cầu nhà ở là tăng trưởng kinh tế và thu nhập. Bên cạnh đó, quy định cho phép người nước ngoài mua nhà, môi trường lãi suất thấp và sự bùng nổ của các sản phẩm cho vay tiêu dùng liên quan đến bất động sản (BĐS) cũng là những động lực giúp thị trường bất động sản tiếp tục sôi động. Tăng trưởng của ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và ngành kinh doanh bất động sản đã có sự tương đồng rõ rệt trong giai đoạn thoái trào 2009 - 2012 cũng như giai đoạn hồi phục 2012 - 2017.
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 33,3% GDP) đạt mức tăng trưởng 8%, trong đó Công nghiệp tăng 7,85% và Xây dựng tăng 8,7%. Với tỷ trọng lớn nhất trong cấu thành GDP, ngành công nghiệp chế biến chế tạo chính là ngành đã kéo tăng trưởng chung vượt mục tiêu 6,7%.
Trong công nghiệp chế biến chế tạo, ngành có mức tăng trưởng cao nhất là điện tử với mức tăng 32,7%, gần gấp 2 tăng trưởng của ngành đứng thứ 2 là sản xuất kim loại, 17,6%. Ngành điện tử có tăng trưởng cao dần về cuối năm nhờ gia tăng sản xuất điện thoại di động và linh kiện điện tử để xuất khẩu.
Ngược với chế biến chế tạo, ngành khai khoáng giảm 7,1%, là mức giảm kỷ lục do sản lượng khai thác dầu thô giảm 10,8%, đánh dấu năm giảm thứ 2 liên tiếp (năm 2016 giảm 9,9%) và khai thác than giảm 0,5%. Nếu như không tính khai khoáng, tăng trưởng GDP đạt 7,9%, cho thấy bức tranh rõ nét hơn về sự phục hồi kinh tế Việt nam năm 2017.
SSI Retail Research đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt nam có dấu ấn của yếu tố nước ngoài khá rõ rệt trong cả lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp cũng như nông, ngư nghiệp. Yếu tố nước ngoài thể hiện trực tiếp qua đầu tư và tiêu dùng cũng như gián tiếp qua sự hồi phục của giá cả hàng hóa thế giới. Trong bối cảnh nội lực còn hạn chế, việc dựa vào nguồn lực bên ngoài để có tăng trưởng cao là lựa chọn hợp lý. Hơn thế, việc tận dụng thị trường cũng như dòng vốn quốc tế để phát triển kinh tế cũng hoàn toàn phù hợp với chiến lược dài hạn.
Với tầm nhìn đó và tăng trưởng GDP 2017 là 6,81%, SSI Retail Research cho rằng việc đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5%-6,7% cho năm 2018 là quá khiêm tốn và sẽ không mang lại động lực tích cực cho tăng trưởng. SSI Retail Research dự báo rằng tăng trưởng năm 2018 hoàn toàn có thể đạt mức 7% cho dù ngành khai khoáng tiếp tục tăng trưởng âm. SSI Retail Research nhận định nền tảng cơ bản cho tăng trưởng là thể chế chính sách đang được định hình đúng hướng, thể hiện qua sự coi trọng kinh tế tư nhân, phát triển các động lực tăng trưởng mới như du lịch, nông nghiệp công nghệ cao hay mô hình đặc khu kinh tế.
Theo Nhipcaudautu.vn