Truyền thông Nga ngày 9/12 đưa tin các nhà thiết kế và cung cấp thiết bị của thành phố Saint Petersburg (Nga) sẽ tham gia xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam.
Ông Vũ Bằng: FTA Việt - Hàn là động lực lớn hút nhà đầu tư Hàn Quốc tới Việt Nam
- Cập nhật : 07/12/2015
(Kinh te)
“Các cam kết về giảm thuế, mở cửa thị trường và cơ hội đầu tư từ Hiệp định này hứa hẹn sẽ là động lực lớn tiếp tục thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc đến với Việt Nam”, Chủ tịch UBCKNN nhận định tại hội thảo song phương giữa các nhà tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc tổ chức cuối tuần qua.
Quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc được xác lập vào năm 1992. Đến năm 2001, hai nước đã tiến tới mối quan hệ toàn diện và năm 2009 đã nâng tầm quan hệ song phương thành đối tác chiến lược.
Trao đổi đối ngoại song phương về kinh tế, đầu tư, tài chính, thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc những năm gần đây đều ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ. Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng mức vốn đầu tư là 43,3 tỷ USD, chiếm 31,3% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam.
Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, Quốc hội Hàn Quốc mới đây phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc, theo đó các cam kết về giảm thuế, mở cửa thị trường và cơ hội đầu tư từ Hiệp định này hứa hẹn sẽ là động lực lớn tiếp tục thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc đến với Việt Nam.
9 tháng đầu năm 2015, GDP Việt Nam tăng trưởng đạt 6,5%, mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây; chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 9,7% (cùng kỳ năm 2014 tăng 7,5%), lạm phát được kiểm soát; đầu tư FDI đăng ký mới tăng 16,7%, thực hiện tăng 17,9%; mặt bằng lãi suất giảm dần xuống mức 7-8%, tăng tổng tín dụng đạt 17%, công tác tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc ngân hàng và thị trường chứng khoán đang được thúc đẩy tích cực, thị trường bất động sản đang được cải thiện.
Ông Vũ Bằng cho biết, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục được duy trì ổn định và khả quan, mức vốn hóa thị trường khoảng 55 tỷ USD, chiếm 33% GDP, thị trường trái phiếu chính phủ chiếm khoảng 22% GDP.
Tính đến cuối tháng 11, chỉ số VN-Index tăng 6,8% (so với cuối năm 2014), quy mô giao dịch bình quân đạt 5.000 tỷ đồng/phiên. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bắt đầu gia tăng trong thời gian gần đây.
Ông Bằng cho rằng dự báo kinh tế vĩ mô và triển vọng thị trường tài chính trong những năm tới của Việt Nam là rất đáng khích lệ. Chính phủ Việt Nam xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2021 với tốc độ tăng trưởng GDP 6,5-7%; lạm phát khoảng 5-7%.
Các tín hiệu về triển vọng chính sách mới, quyết tâm cải cách của Chính phủ Việt Nam, tín hiệu tích cực của kinh tế Việt Nam thời gian qua, đặc biệt từ đầu năm 2015 đến nay cùng với triển vọng của các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với các đối tác lớn như EU, Liên minh Kinh tế Á - Âu, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang mở ra những cơ hội và triển vọng rất tươi sáng đối với Việt Nam.
“Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã chính thức ban hành Nghị định 60, trong đó việc nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 100% cùng với việc ban hành luật đầu tư, luật doanh nghiệp, môi trường đầu tư đang được cải thiện. Chúng tôi cam kết tiếp tục ủng hộ và đồng hành cùng các doanh nghiệp.”, chủ tịch UBCKNN nhấn mạnh.
Ông Bằng hy vọng thông qua hội thảo, doanh nghiệp giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về bối cảnh kinh tế giữa hai bên, qua đó qua đó tìm kiếm mối quan hệ hợp tác song phương giữa doanh nghiệp hai bên và tăng cường các hoạt động đầu tư thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Park Noh Wan, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM cho biết, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Hàn Quốc đang phát triển dựa trên 3 nền tảng chủ yếu về thương mại, đầu tư và tài chính. Ngài Tổng lãnh sự dự đoán thị trường tiền vốn Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng trưởng hết sức mạnh mẽ cũng giống như đất nước Hàn Quốc trong quá khứ.
Hiện nay đang có hơn 30 công ty tín dụng Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam theo hình thức công ty pháp nhân, chi nhánh và văn phòng đại diện. Trong đó, tại TP.HCM có 24 công ty đang đầu tư hoạt động, tại Hà Nội là 11. Số lượng văn phòng của các công ty này là rất lớn, đứng đầu là Ngân hàng Shinhan với 14 chi nhánh hoạt động trên toàn quốc.
Xét tổng thể số lượng ngân hàng có vốn nước ngoài tại Việt Nam thì số lượng ngân hàng Hàn Quốc có 100% vốn nước ngoài chiếm 1/6, 7/43 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và 6/49 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Về mảng thị trường tiền vốn, hiện nay đang có 5 công ty chứng khoán và 4 công ty quản lý tài sản đang hoạt động tại thị trường Việt.
“Chính phủ Hàn Quốc cam kết sẽ chia sẻ những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình phát triển thị trường vốn với chính phủ Việt Nam và sẽ hỗ trợ hết sức mình để thị trường vốn Việt Nam có thể phát triển hơn nữa.”, ông Park Noh Wan cho biết.