Các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam cùng lên tiếng cảnh báo về hiện trạng nguồn nước sông Mê Kông, đồng thời kêu gọi hành động nhằm bảo vệ nguồn sống chung của khu vực.
Ông Trần Đình Thiên: "Hạm đội thuyền thúng” thì không thể hội nhập
- Cập nhật : 30/08/2015
(Tin kinh te)
Trước đây khi Việt Nam gia nhập WTO nhiều người đã ví von rằng đó là những “hạm đội thuyền thúng” ra biển lớn. Do đó, ông Thiên cho rằng, cần phải xem lại “hạm đội thuyền thúng” ra biển đến này như thế nào?
Đầu giờ chiều nay (ngày 27/8), Hội nghị Kinh tế mùa thu năm 2015 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội đang tổ chức ở Thanh Hóa tiếp tục với phần tham luận, ý kiến của các chuyên gia kinh tế.
“Nhìn chung Việt Nam đàm phán rất tốt nhưng hội nhập thật có lẽ là có vấn đề vì năng lực hội nhập thật rất thấp” – Tiến sĩ Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam mở đầu phần tham luận.
Theo ông Thiên: "Với sự chuẩn bị như thế thì làm sao doanh nghiệp Việt Nam có thể hội nhập được. Chính vì thế mới dẫn đến thực tế chua chát là năng lực cạnh tranh khi hội nhập của Việt Nam rất kém”.
“WTO là bài học lớn của Việt Nam về hội nhập. Sau khi vào sân chơi chung là WTO năng lực thị trường không có, năng lực không có nên cơ hội trở thành thách thức. Sau hội nhập, dòng tiền nước ngoài vào Việt Nam nhiều nhưng hệ quả kéo theo là lạm phát, áp lực tỷ giá... ” – Tiến sĩ Trần Đình Thiên nêu dẫn chứng.
Ông Thiên cho rằng, đã đến lúc Việt Nam phải nhìn lại và rút kinh nghiệm xem gia nhập WTO đã đem lại những gì, với 3 câu hỏi chính cần phải có câu trả lời:
Thứ nhất, hội nhập vào thế giới nào phải rõ, ứng xử với từng tuyến hội nhập thế nào?
Ở câu hỏi này, ông Thiên diễn giải thêm, việc hội nhập không phải chỉ đơn thuần là tham gia vào các FTA, mà hội nhập với cả thế giới.
“Trước hết đó là thế giới công nghệ cao, nhưng với tình hình hiện nay của nước ta có hội nhập được không? Không có DN trong nông nghiệp thì nông dân có hội nhập được không? Nếu vẫn tư duy lấy nông dân là chủ thể, cho nông dân là quan trọng, nhưng nếu chỉ có nông dân thì có tồn tại được không?...” – Ông Thiên đặt câu hỏi.
Thứ hai, lực lượng tham gia hội nhập thế nào? Trước đây khi Việt Nam gia nhập WTO nhiều người đã ví von rằng đó là những “hạm đội thuyền thúng” ra biển lớn. Do đó, ông Thiên cho rằng, cần phải xem lại “hạm đội thuyền thúng” ra biển đến này như thế nào?
Ông Thiên cho rằng mọi nỗ lực phải nhằm vào hệ thống doanh nghiệp, mà trụ cột phải là tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Song với phần lớn các doanh nghiệp nhỏ, thì “hạm đội thuyền thúng” sẽ không thể nào ra khơi được.
Thứ ba, chính sách chủ trương chủ động hội nhập, song vấn để đặt ra là Việt Nam đang chủ động gì? Khi hội nhập toàn cầu chúng ta chủ động là ở chỗ nào?
“Có vẻ như Việt Nam mới chỉ chủ động "cờ nước một", nhưng để có tầm nhìn đầy đủ về hội nhập, thì cần bổ sung rất nhiều” – Ông Thiên nói.
Ông Thiên, kết thúc bài tham luận với khẳng định: Cam kết hội nhập nếu làm thật thì rất tốt vì nó sức ép buộc Việt Nam phải thay đổi rất lớn.
Trước đó, tiến sĩ Võ Trí Thành cũng bày tỏ quan điểm rằng, thế giới ngày một mạnh lên mà Việt Nam cứ “gầy yếu”. Trong khi Việt Nam tham gia nhiều FTA, đây đều là những hiệp định cấp cao nên DN Việt không thể chạy nhanh được.
“Thế giới luôn biến đổi không ngừng, chúng ta đã chọn hội nhập là phải đối mặt với thách thức. Chính những sức ép đó sẽ khiến chúng ta vươn lên, chuyên nghiệp và bắt mạch được các vấn đề cốt lõi của thế giới” – Ông Thành nhấn mạnh.