Dù không thể bê y nguyên mô hình phát triển các chaebol Hàn Quốc, nhưng Việt Nam có thể học kinh nghiệm để phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân.
Doanh nghiệp hội nhập với “khối đá” chi phí trên lưng
- Cập nhật : 28/08/2015
(Tin kinh te)
Nhìn lại quá trình hội nhập, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng chúng ta thường bàn về thương mại, đầu tư mà ít bàn đến yếu tố quyết định là Nhà nước...
Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết một trong những cột mốc đầu tiên của Việt Nam trong hội nhập từ sau đổi mới là gia nhập ASEAN tháng 7-1995. Tiếp đó, ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) năm 2000, gia nhập WTO tháng 1 -2007 và từ đó tới nay Việt Nam đã tham gia 10 Hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương.
Vào cuối tháng 5-2015, Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á - Âu (gồm Nga, Belaruts, Kazakhstan) và Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quôc. Hai hiệp định này hiện đang được các bên hoàn thành thủ tục nội bộ để phê chuẩn, nhằm mục tiêu có hiệu lực thực hiện trong thời gian sớm nhất.
Gần đây nhất, ngày 4-8-2015, Hiệp định FTA giữa Việt Nam và EU đã kết thúc về nguyên tắc. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiến hành đàm phán nhiều FTA quan trọng như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định FTA giữa Việt Nam và khối 4 nước gồm Thuỵ Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein (EFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 nước đối tác (Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Newzealand và Trung Quốc)…
Đó là nhận định của ông Nguyễn Đình Cung (Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) tại diễn đàn kinh tế mùa thu 2015 với chủ đề “Kinh tế Việt Nam: Hội nhập và phát triển và bền vững”, do Uỷ ban kinh tế và Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội tổ chức ngày 27-8.
Nhìn lại quá trình hội nhập, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng chúng ta thường bàn về thương mại, đầu tư mà ít bàn đến yếu tố quyết định là Nhà nước.
“Vấn đề nền tảng là nhà nước. Nhà nước có hội nhập hay không, thay đổi bên trong như thế nào mới là quan trọng” - Ông Nguyễn Đình Cung nói.
Theo ông Cung, những năm qua, nhà nước đã thu hẹp chức năng, nhiệm vụ nhưng ở nhiều nơi vẫn giữ tư duy quản lý đứng bề trên doanh nghiệp. Nghĩa là tư duy kiểm soát chứ không phải đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, và chính vì giữ chỗ đứng bề trên nên đã đặt ra nhiều rào cản để quản lý.
“Có người nói là bộ máy của ta nghiện quản lý. Cho nên muốn hội nhập tốt, nơi cần cải cách là nhà nước chứ không phải thị trường, sao cho nhà nước không làm cho thị trường méo mó, không làm cho việc phân bổ nguồn lực bị sai lệch”.
Từ cách đặt vấn đề nêu trên, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng doanh nghiệp Việt Nam đang gánh trên lưng “khối đá” về chi phí, chỉ có thể dò dẫm từng bước mà không thể nhìn xa, rất khó hội nhập thành công.
Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược khẳng định nhìn trên phạm vi toàn thế giới cũng như trong khu vực, Việt Nam là nước có mức độ hội nhập rất cao với khoảng 15 Hiệp định FTA đã ký kết, về số lượng là tương đương với Trung Quốc và hàng đầu ASEAN.
“Hội nhập là cuộc cạnh tranh về thể chế, cạnh tranh cấp quốc gia. Nhưng đổi mới bên trong của ta chậm trễ quá” - Ông Lược nói. Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cũng cho rằng quá trình cải cách trong nước diễn ra không tương thích tiến độ hội nhập, không khai thác hết cơ hội.
Đồng quan điểm với các ý kiến nêu trên, đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch nói không nên cho rằng doanh nghiệp yếu mà “sức chòi đạp” của doanh nghiệp Việt Nam rất giỏi, vấn đề ở đây là nhà nước phải bằng hành động cụ thể thì mới có thể hội nhập và phát triển bền vững.
Cần công khai nhanh chóng các nội dung cam kết FTA
Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một loạt các FTA thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng, mức độ cam kết sâu, những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp dự kiến sẽ rất lớn. Do đó, vấn đề thông tin, hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp càng cần được nhấn mạnh.
Cần thiết phải có sự thay đổi về chất trong hoạt động hỗ trợ, cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp về các cam kết thương mại.
Rất mong Quốc hội và Chính phủ có các biện pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế thời gian qua, tăng cường hiệu quả thực chất của những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập.
Trong đó, cần nhấn mạnh hơn nữa yêu cầu công khai minh bạch nhanh chóng và kịp thời các nội dung cam kết FTA tới người dân, doanh nghiệp (gắn với trách nhiệm cụ thể của các cơ quan liên quan trong việc công khai thông tin này).
Thiết lập các đầu mối có thẩm quyền trong việc hướng dẫn, giải thích nội dung các cam kết một cách chính thức cho các doanh nghiệp.
ÔNG ĐẬU ANH TUẤN (Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)