Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không những bị chèn lấn bởi các khu vực kinh tế khác mà còn chịu áp lực lớn mất tới 40,8% lợi nhuận do đóng các khoản thuế phí.
Kinh tế Việt Nam trong hồ sơ của CIA như thế nào?
- Cập nhật : 21/05/2016
(tin kinh te)
Theo hồ sơ của CIA, Việt Nam đang cố gắng cải cách nền kinh tế bằng cách tái cơ cấu đầu tư công và phải đối mặt với thách thức từ hệ thống ngân hàng thiếu vốn và nhiều nợ xấu.
Theo CIA, chính phủ Việt Nam đang dao động giữa việc thúc đẩy tăng trưởng và chú trọng ổn định bền vững nền kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây.
Hồ sơ trên website chính thức của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nhận xét, Việt Nam là một đất nước đang phát triển và đông dân cư.
"Năm 1986, quốc gia này tái cơ cấu nền kinh tế, từ nền kinh tế nhà nước bao cấp hướng tới nền kinh tế thị trường. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ khoảng 25% vào năm 2000 xuống còn 18% vào năm 2014, trong khi tỷ trọng công nghiệp cùng thời kỳ tăng từ 36% lên 38%. Hiện tại, doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 40% GDP", hồ sơ kinh tế Việt Nam trên website của CIA Mỹ viết.
Tổ chức này cho biết: "Hà Nội xác nhận lại một lần nữa cam kết hiện đại hóa và mở rộng nền kinh tế của họ. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 1/2007 giúp quốc gia Đông Nam Á này tăng sức cạnh tranh và phát triển các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu. Việt Nam là một trong 12 quốc gia TPP trong năm 2015".
"Chính phủ đang dao động giữa việc thúc đẩy tăng trưởng và chú trọng ổn định bền vững nền kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây", CIA nhận định.
Tổ chức này cho hay, năm 2015, đồng nội tệ của Việt Nam mất giá khoảng 5%. Đói nghèo giảm đáng kể và quốc gia này đang tạo ra nhiều công ăn việc làm nhằm đáp ứng những thách thức của việc lực lượng lao động tăng lên hơn một triệu người mỗi năm.
Hiện tại, đất nước hình chữ S đang cố gắng cải cách nền kinh tế bằng cách tái cơ cấu đầu tư công, các doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng. Tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với những thách thức từ lĩnh vực ngân hàng thiếu vốn và nợ xấu, tổ chức này viết trong hồ sơ.
Sau đây là các con số chính thức trong hồ sơ kinh tế Việt Nam của CIA:
GDP tính theo ngang giá sức mua hối đoái:
Năm 2015: 551,3 tỷ USD
Năm 2014, 517,6 tỷ USD
Năm 2013: 488,4 tỷ USD.
Xếp thứ 36 trên thế giới
GDP tính theo tỷ giá hối đoái chính thức:
Năm 2015: 198,8 tỷ USD
Tỷ lệ tăng trưởng thực tế của GDP:
Năm 2015: 6,5%
Năm 2014: 6%
Năm 2013: 5,4%
Đứng thứ 23 trên thế giới.
GDP bình quân đầu người theo giá sức mua:
Năm 2015: 6.100 USD
Năm 2014: 5.700 USD
Năm 2013: 5.400 USD
Đứng thứ 160 trên thế giới
Tổng tiết kiệm quốc gia (so với GDP):
Năm 2015: 24,6%
Năm 2014: 30,5%
Năm 2013: 31,1%
Đứng thứ 54 trên thế giới
GDP tổng hợp – theo chi tiêu, tiêu dùng:
Tiêu thụ của hộ gia đình: 66,4%
Tiêu thụ của chính phủ: 6,2%
Đầu tư vào vốn cố định: 24,4%
Đầu tư vào hàng tồn kho: 1.7%
Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ: 86.8%
Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ: -85.6%
GDP tổng hợp theo từng lĩnh vực:
Nông nghiệp: 17.4%
Công nghiệp: 38.8%
Dịch vụ: 43.7%
Sản phẩm nông nghiệp:
Gạo, cà phê, cao su, chè, hạt tiêu, đậu nành, hạt điều, mía, đậu phộng, chuối, gia cầm, cá, hải sản.
Các ngành công nghiệp:
Chế biến thực phẩm, dệt may, giày dép, máy xây dựng, khai thác mỏ, than, thép, xi măng, phân bón hóa học, kính, lốp xe, dầu, điện thoại di động.
Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất công nghiệp:
Năm 2015: 7.5%
Đứng thứ 15 trên thế giới
Nguồn lao động:
Năm 2015: 54,93 triệu người
Đứng thứ 12 trên thế giới.
Nguồn lao động phân bổ theo các ngành nghề:
Nông nghiệp: 48%
Công nghiệp: 21%
Dịch vụ: 31%
(Số liệu năm 2012)
Tỷ lệ thất nghiệp:
Năm 2015: 3%
Năm 2014: 3.4%
Đứng thứ 23 trên thế giới
Dân số dưới mức nghèo khổ:
Năm 2012: 11,3%
Thu nhập hoặc tiêu thụ hộ gia đình theo tỷ lệ phần trăm:
Thấp nhất dưới mức 10%: 3.2%
Cao nhất trên mức 10%: 30.2%
(Số liệu năm 2012)
Phân phối theo thu nhập hộ gia đình – chỉ số Gini:
Năm 2008: 37,6
Năm 1998: 36,1
Đứng thứ 78 trên thế giới
Ngân sách:
Thu: 39,61 tỷ USD
Chi: 47,39 tỷ USD
(Số liệu năm 2015)
Thuế và các khoản thu khác:
Năm 2015: 19,9% GDP
Đứng thứ 158 trên thế giới
Thặng dự (+) hoặc thâm hụt ngân sách (-):
- 3,9% GDP
Đứng thứ 142 trên thế giới
Nợ công:
Năm 2015: 52,7% GDP
Năm 2014: 52,9% GDP
Đứng thứ 72 trên thế giới.
Năm tài khóa:
Năm dương lịch
Tỷ lệ lạm phát tính theo giá tiêu dùng:
Năm 2015: 0,9%
Năm 2014: 4,1%
Đứng thứ 66 trên thế giới.
Tỷ lệ chiết khấu của ngân hàng trung ương:
Ngày 31/12/2012: 9%
Ngày 31/12/2011: 15%
Đứng thứ 31 trên thế giới.
Lãi suất cho vay chính của ngân hàng thương mại:
Ngày 31/12/ 2015: 8,1%
Ngày 31/12/2014: 8,67%
Đứng thứ 106 trên thế giới.
Dự trữ tiền hẹp:
Ngày 31/12/2015: 63,48 tỷ USD
Ngày 31/12/2014: 56,12 tỷ USD
Đứng thứ 46 trên thế giới.
Dự trữ tiền rộng:
Ngày 31/12/2015: 261,3 tỷ USD
Ngày 31/12/2014: 235 tỷ USD
Đứng thứ 37 trên thế giới.
Dự trữ tín dụng nội địa:
Ngày 31/12/2015: 232,2 tỷ USD
Ngày 31/12/2014: 209,6 tỷ USD
Đứng thứ 40 trên thế giới
Giá trị thị trường của cổ phiếu giao dịch công khai:
Ngày 31/12/2011: 38,2 tỷ USD
Ngày 31/12/2010: 37 tỷ USD
Đứng thứ 56 trên thế giới.
Cán cân vãng lai:
Năm 2015: 1,342 tỷ USD
Năm 2014: 9,144 tỷ USD
Đứng thứ 37 trên thế giới.
Xuất khẩu:
Năm 2015: 158,7 tỷ USD
Năm 2014: 150,2 tỷ USD
Đứng thứ 28 trên thế giới.
Hàng hóa xuất khẩu:
Quần áo, giày, điện tử, hải sản, dầu thô, gạo, cà phê, sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị.
Đối tác xuất khẩu:
Năm 2014: Mỹ 20%, Trung Quốc 10,4%, Nhật Bản 10,3%, Hàn Quốc 5%
Nhập khẩu
Năm 2015: 140,4 tỷ USD
Năm 2014: 138,1 tỷ USD
Đứng thứ 29 trên thế giới
Hàng hóa nhập khẩu:
Máy móc, thiết bị, sản phẩm của dầu mỏ, sản phẩm thép, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp dệt may và giày, điện tử, nhựa, ô tô
Đối tác nhập khẩu:
Năm 2014: Trung Quốc 30,4%, Hàn Quốc 15%, Nhật Bản 8,9%, Thái Lan 4,9%, Singapore 4,7%, Mỹ 4,4%
Dự trữ ngoại tệ và vàng:
Ngày 31/12/2015: 39,6 tỷ USD
Ngày 31/12/2014: 34,58 tỷ USD
Đứng thứ 45 trên thế giới.
Nợ nước ngoài:
Ngày 31/12/2014: 69,76 tỷ USD
Ngày 31/12/2013: 65,46 tỷ USD
Đứng thứ 56 trên thế giới.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – trong nước:
Ngày 31/12/2015: 100,5 tỷ USD
Ngày 31/12/2014: 90,9 tỷ USD
Đứng thứ 46 trên thế giới
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – ngoài nước:
Ngày 31/12/2009: 7,7 tỷ USD
Ngày 31/12/2008: 5,6 tỷ USD
Đứng thứ 65 trên thế giới.
Tỷ giá hối đoái:
Năm 2015: 1 USD = 21.928 VND
Năm 2014: 1 USD = 21.189 VND
Năm 2013: 1 USD = 21.189 VND
Năm 2012: 1 USD = 20.859 VND
Năm 2011: 1 USD = 20.649 VND
Kim Ngân
Theo Zing News