tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Khó nhất là bài toán kinh tế với Trung Quốc

  • Cập nhật : 31/08/2015

(Tin kinh te)

Trung Quốc là bài toán khó nhất đối với Việt Nam trong hội nhập. Nếu nền kinh tế nước khổng lồ này xấu đi thì Việt Nam chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ

Việt Nam phải phát triển khác Trung Quốc

"Một đặc điểm lớn trong tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập là sự biến động của một nền kinh tế sẽ tác động rất nhanh, mạnh đến một nền kinh tế khác. Đó là câu chuyện Trung Quốc gần đây", nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế mùa Thu mới đây.

Ông nói: "Hy Lạp và đảo Sip xảy ra khủng hoảng. Trong đó, quốc đảo Sip chỉ chiếm 0,2% GDP châu Âu nhưng khi Sip khủng hoảng thì toàn bộ chứng khoán của châu Âu đã chao đảo và rúng động cả thế giới".

trung quoc, tut hau, tang truong, co cau kinh te, chuyen dich, doi moi, mo hinh tang truong, le thuoc, bi dong, gdp, trung-quoc, tut-hau, tang-truong, co-cau-kinh-te, chuyen-dich, doi-moi, mo-hinh-tang-truong, le-thuoc, bi-dong, gdpkinh te tq bien dong, viet nam bi anh huong khong nho.

Trung-Quốc, tụt-hậu, tăng-trưởng, cơ-cấu-kinh-tế, chuyển-dịch, đổi-mới, mô-hình-tăng-trưởng, lệ-thuộc, bị-động, GDPKinh tế TQ biến động, Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ.

 

"Vậy, nền kinh tế lớn như Trung Quốc với 10.000 tỷ USD, đóng góp 23% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, được coi là động lực tăng trưởng chủ yếu của toàn cầu mà chao đảo thì tất yếu sẽ tác động mạnh tới kinh tế cả thế giới. Đặc biệt, nó sẽ có tác động mạnh đến Việt Nam, vì ta có quan hệ thương mại đặc biệt với Trung Quốc", ông Tuyển phân tích.

Người dẫn dắt hành trình 11 năm Việt Nam gia nhập WTO đánh giá: "Nếu Trung Quốc phát triển ổn định, có trách nhiệm với nền kinh tế thế giới thì sự phát triển của Trung Quốc có lợi cho Việt Nam. Điều quan trọng là ta phản ứng chính sách thế nào đối với nền kinh tế Trung Quốc hiện nay?"

Theo ông, Việt Nam có một thời gian đủ dài để có thể thay đổi dịch chuyển cơ cấu sản xuất hiện nay đang phụ thuộc Trung Quốc. Khi đất nước này lên một nấc thang mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì đó chính là cơ hội để Việt Nam thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu và sản xuất của mình.

"Ta phải phát triển khác với Trung Quốc. Nếu ta phát triển sản phẩm cũng giống Trung Quốc và bằng công nghệ của Trung Quốc thì sẽ không thể cạnh tranh được, kể cả là cạnh tranh ngay cả với thị trường trong nước. Nếu ta luôn đi sau Trung Quốc, ta sẽ không thể vươn lên được.

Nếu phát triển như Trung Quốc, ta sẽ thất bại", ông Tuyển cảnh báo.

Điều đáng lo nhất của ông Tuyển là không gian để phản ứng chính sách tốt đang hạn hẹp. Bộ máy Nhà nước khó vận hành hiệu quả khi ngân sách chỉ đủ lo để trả lương, trả nợ chứ không còn nhiều nguồn cho đầu tư phát triển.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ví von: "Việt Nam sẽ phải cao hơn bên cạnh người bạn láng giềng rất to này".

Còn chuyên gia Cấn Văn Lực bình luận: "Ta đi đâu, về đâu, với đối tác nào trong cuộc chơi hội nhập? Lâu nay, ta chưa có chiến lược hội nhập? Chưa bao giờ ta hiểu kỹ đối tác hội nhập"

Chính sách cho giai đoạn đặc biệt

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng nhìn nhận: "Bài toán khó nhất của Việt Nam là quan hệ với Trung Quốc. Ta nhập cuộc chơi toàn cầu thì phải đương đầu với người khổng lồ này".

"Nền kinh tế Trung Quốc có xu hướng xấu đi là rõ ràng. Bài ca oai hùng về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vang như ngày xưa là không còn nữa. Chứng khoán và tỷ giá là bằng chứng rất rõ. Nó là biểu hiện ra bên ngoài của một nền kinh tế đang có vấn đề", ông Thiên đánh giá.

Ông nói: "Giờ, Trung Quốc đang quyết tâm thay đổi cấu trúc kinh tế và khi sửa chữa cơ cấu cũ đó, Trung Quốc cũng sẽ phải trả giá rất đắt. Nếu nền kinh tế nước này sụp đổ, mức độ ảnh hưởng đến Việt Nam chắc chắn là vô cùng mạnh. Cả thế giới còn bị ảnh hưởng, huống hồ là ta ở gần”.

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc có nhiều điểm đặc biệt.

Ông bày tỏ: "Chính vì tính lệ thuộc cao của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc nên khi nước này có chuyện gì tiêu cực thì ngay lập tức dội sang Việt Nam".

Cũng như ông Tuyển, TS Thiên cũng đặt dấu hỏi: "Cấu trúc cũ của nước này sẽ di chuyển đi đâu. Ít nhất là họ phải đào hố chôn nó đi, hoặc họ sẽ phải chuyền sang đây"

"Việt Nam theo nguyên lý chung là không nên đi tiếp nhận cơ cấu sản xuất cũ của Trung Quốc. Hiện nay, đầu vào sản xuất công nghiệp của ta dựa vào vào Trung Quốc vì giá thấp và nếu ta cứ ôm mãi cái cơ cấu đấy sẽ là không tốt. Đây chính là cơ hội để Việt Nam thay đổi cấu trúc nền kinh tế của mình", TS Thiên phân tích.

"Ngược lại chúng ta lại vẫn ôm chặt lấy cơ cấu kinh tế cũ, nền kinh tế Trung Quốc tương lai cứ bất ổn mà ham rẻ ôm lấy tức là ôm lấy cái bất ổn. TS Thiên cảnh báo.

Đối với việc phá giá Nhân dân tệ, ông Thiên nói: "Khi được lợi về giá thì thì chúng ta phải tận dụng. Dù vậy, lợi về giá chỉ là trong ngắn hạn, nếu ta thích hàng rẻ thì nó sẽ chứa đựng nguy cơ của việc thích hàng rẻ",

Nhìn rộng ra, vị Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam khuyến nghị: "Chúng ta đang đối mặt với thế giới phức tạp, mà ta chỉ bàn chính sách kiểu bình thường thì có giải quyết được không? Tôi cho rằng cần có chính sách nghiên cứu ở giai đoạn đặc biệt này".

(Theo Dân Trí)

Trở về

Bài cùng chuyên mục