Chỉ vì các thủ tục hành chính nhiêu khê với doanh nghiệp mà mỗi năm, Việt Nam mất 10 tỷ USD (trong khi xuất gạo hàng đầu thế giới của nước ta cũng chỉ xấp xỉ 3 tỷ USD). Các chuyên gia kinh tế và đại diện Tổng cục Hải quan đã nói gì về vấn đề này...?
GDP bình quân đầu người ở nông thôn VN chỉ hơn Campuchia
- Cập nhật : 10/08/2015
(Viet Nam)
Đó là kết quả khảo sát “Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và thay đổi trong nông thôn VN” mà Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) vừa công bố.
Trong ảnh là các em dân tộc Vân Kiều trên bến Rào Reng (bản Chút Mút, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) tắm mát và vui đùa với chú trâu mà trong trí tưởng tượng các em đang rong chơi trên chiếc... xe máy - Ảnh: Hoàng An
Báo cáo trên được thực hiện dưới sự phối hợp của CIEM với Viện Chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp.
Theo giáo sư Finn Tarp, Trường đại học Copenhagen (Đan Mạch), trưởng nhóm nghiên cứu, qua khảo sát 10 năm ở 12 tỉnh, thành phố của VN, mỗi năm khoảng 3.000-4.000 hộ dân ở các vùng nông thôn, các số liệu cho thấy đói nghèo vẫn là vấn đề ở nông thôn VN, dù bộ mặt nông thôn đã thay đổi.
Điều kiện sống, nếu xét về giá trị tuyệt đối, nhìn chung đã được cải thiện. Nghèo đói ở nông thôn VN đã có sự giảm mạnh nhưng không đúng với tất cả vì nhiều hộ còn bị... nghèo hơn.
Điều đặc biệt, ông Finn Tarp nêu giá trị gia tăng trong nông nghiệp trên mỗi lao động ở VN vẫn giậm chân tại chỗ suốt một thập kỷ qua, không tăng lên cùng quá trình tăng trưởng kinh tế. Vị giáo sư đề nghị cần có nghiên cứu cụ thể xem tại sao lại như thế và cần thay đổi chính sách thế nào.
Đặc biệt, ông Finn Tarp khẳng định GDP bình quân đầu người của người dân nông thôn VN ở nhóm thấp nhất so với các nước trong khu vực, chưa bằng Philippines và chỉ tốt hơn Campuchia dù tỉ trọng dịch vụ công nghiệp, dịch vụ có tăng lên.
Song, dù sao tình trạng không có ruộng đất của VN không gia tăng. Nhưng bên cạnh đó, các trang trại lại có sự giảm nhẹ về diện tích.
Kiến nghị, nhóm nghiên cứu cho rằng Chính phủ VN nên có những chính sách sâu rộng hơn giúp nâng cao năng suất trong nông nghiệp, tăng cường sử dụng công nghệ hiện đại ở nông thôn; loại bỏ rào cản với thị trường đất đai; phát triển doanh nghiệp hộ gia đình; đầu tư lớn hơn cho nguồn nhân lực, giáo dục ở nông thôn...