tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Điều chỉnh tỷ giá có thêm áp lực cho nợ công?

  • Cập nhật : 26/08/2015

(Tin kinh te)

"Tác động của diễn biến tỷ giá trong vòng một năm qua là có lợi cho nợ công của Việt Nam. Nếu năm nay nợ công Việt Nam có tăng mạnh thì đó là do chúng ta chi tiêu và vay nợ quá nhiều chứ không phải do tác động của tỷ giá”

Sau 2 đợt điều chỉnh tỷ giá vừa qua, kể từ đầu năm tới nay, tính cụ thể thì đồng Việt Nam đã giảm giá hơn 5% so với đồng USD. Câu hỏi đặt ra là: VND liên tiếp bị phá giá sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nợ công?
 

dieu chinh ty gia co them ap luc cho no cong?

Điều chỉnh tỷ giá có thêm áp lực cho nợ công?

PGS.TS Phạm Thế Anh - Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, quy mô nợ nước ngoài của quốc gia tính tới cuối năm 2014 quy đổi ra USD là vào khoảng 74 tỉ USD (xấp xỉ 40% GDP), trong đó nợ công nước ngoài là khoảng 52 tỉ USD (xấp xỉ 28% GDP).

Trong nợ công nước ngoài thì nợ bằng USD chỉ chiếm khoảng 25%, còn lại là những đồng tiền khác như yen Nhật, euro hay thậm chí là đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.

Trong vòng một năm qua, USD lên giá mạnh so với các đồng tiền khác như Yen (+20,6%), Euro (+20,3%), nhân dân tệ (+2,8%), trong khi VND lại gắn với USD và chỉ mất giá khoảng 3-4%.

“Như vậy có thể nói, tác động của diễn biến tỷ giá trong vòng một năm qua là có lợi cho nợ công của Việt Nam. Nếu năm nay nợ công Việt Nam có tăng mạnh thì đó là do chúng ta chi tiêu và vay nợ quá nhiều chứ không phải do tác động của tỷ giá” – Ông Phạm Thế Anh kết luận.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh nếu thời gian tới tiếp tục điều chỉnh tỷ giá thì sẽ là tiêu cực với nợ công.

Trước đó, vào hồi đầu tháng 5/2015, bộ phận nghiên cứu vĩ mô của ngân hàng HSBC khi bình luận về việc phá giá VND và áp lực đến nợ công cũng đã chỉ ra rằng, hầu hết các khoản nợ bên ngoài của Chính phủ Việt Nam đều là những khoản vay ưu đãi và gần một nửa hưởng mức lãi suất thấp hơn 1% (nguồn: Bộ Tài chính).

“Hiện các khoản nợ bên ngoài là một phần của GDP ở mức ổn định dưới 40% GDP và một nửa là các khoản vay ưu đãi” – HSBC dẫn chứng.

Cũng theo tổ chức này, các khoản vay bên ngoài không là vấn đề lo ngại chính của Việt Nam vì hầu hết các khoản nợ có thể được gia hạn. Ngay cả khi tiền đồng yếu hơn sẽ tạo ra một gánh nặng lớn về việc thanh toán các chi phí lãi vay bằng đồng VND thì số tiền vẫn còn khá nhỏ.

“Nói như vậy không có nghĩa là nợ nước ngoài của Việt Nam không quá bận tâm khi tiến hành phá giá VND. Mà cần lưu ý rằng , nợ nước ngoài của Việt Nam cao hạn chế cơ hội cho NHNN phá giá tiền đồng quá nhanh” – HSBC lưu ý.

Bên cạnh đó, đánh giá về các hoạt động điều chỉnh tỷ giá vừa qua tác động như thế nào đến lạm phát của năm 2015, PGS.TS Nguyễn Thế Anh cho biết: Hiện nay, nhờ giá cả nguyên nhiên vật liệu thế giới đang ở mức thấp, trong khi tiền đồng (VND) gắn với đô la Mỹ (USD) và USD lại lên giá mạnh với hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới, nên tác động của sự thay đổi tỷ giá VND/USD vừa rồi đối với lạm phát trong nước có thể là không đáng kể.

(Theo CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục